Chờ...

Cần quy định chiết khấu tối thiểu xăng dầu

(VOH) - Đây là một trong những đề xuất của các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tại hội nghị góp ý dự thảo nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu, diễn ra 14/2.

Ông Đậu Anh Tuấn - Phó tổng thư ký kiêm trưởng Ban pháp chế VCCI - cho rằng xăng dầu là mặt hàng quan trọng đặc biệt của quốc gia. Điều hành giá xăng dầu là khó khăn.

Giá cao có lợi cho doanh nghiệp nhưng lại ảnh hưởng tới người tiêu dùng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Ngược lại, nếu giá sát với chi phí, thấp hơn thì sẽ gây ảnh hưởng và thiếu hụt cho hoạt động kinh doanh.

Đề xuất rút ngắn kỳ điều hành xăng dầu còn 7 ngày

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - cho rằng việc sửa nghị định cần đảm bảo sát thực tiễn, diễn biến thị trường, quản lý nhà nước hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người dân, Nhà nước.

Đây là cơ hội để tư duy, nhìn nhận lại cách thức điều hành mặt hàng xăng dầu, công cụ quản lý của Nhà nước, quan hệ cung cầu, cạnh tranh, Nhà nước nên can thiệp đến đâu hay để thị trường tự quyết định.

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước
Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước

Mục tiêu là để thị trường đạt được mục tiêu cao nhất là đảm bảo cung cầu xăng dầu, kiểm soát CPI, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh và cộng đồng doanh nghiệp phát triển.

Trình bày những sửa đổi nghị định, ông Tuấn nêu ra phương án là giữ nguyên quy định như hiện hành nhưng sẽ rà soát các chi phí phát sinh; Phương án doanh nghiệp tự quyết định và công bố giá bán lẻ, các bộ ngành sẽ giám sát.

Thời gian công bố giá được nêu ra phương án là giữ nguyên quy định là 10 ngày hoặc rút ngắn kỳ điều hành còn 7 ngày.

Dự thảo còn đưa ra các phương án trong sửa đổi quy định về chiết khấu tối thiểu, việc cho phép đại lý bán lẻ được lấy hàng từ nhiều nguồn, quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối, tổng địa lý, thương nhân đầu mối, việc giao một đầu mối quản lý với xăng dầu, vấn đề quỹ bình ổn, phân giao tổng nguồn tối thiểu và dự trữ lưu thông bắt buộc…

Cần quy định chiết khấu tối thiểu xăng dầu

Ông Giang Chấn Tây, đại diện doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ở Trà Vinh cho biết, trong thời gian qua doanh nghiệp bán lẻ luôn bị “bỏ rơi” dẫn đến thua lỗ, kéo dài nặng nề. Do đó, cần quy định chiết khấu tối thiểu xăng dầu.

Đây là phần cứng và là công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu được đề xuất khi trong công thức giá cơ sở nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của cả hệ thống kinh doanh xăng dầu được ổn định, công bằng.

"Chi phí lưu thông trong công thức tính giá cơ sở cần phải được chia rõ phần chi phí và lợi ích ở 3 khâu: Doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và doanh nghiệp bán lẻ”, ông Tây nói. 

Đại diện doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đề nghị nhất quán quan điểm quy định cho doanh nghiệp bán lẻ lấy hàng ở ít nhất 3 nguồn và Nhà nước nên cho doanh nghiệp đầu mối tự định giá bán lẻ xăng dầu.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu muốn được
Toàn cảnh hội thảo.

Ông Hà Thanh Tùng, đại diện doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ở Hà Giang, đề nghị, ban soạn thảo công nhận sự tồn tại của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trong xây dựng Nghị định 83 và Nghị định 95 sửa đổi để doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ bình đẳng như các doanh nghiệp đầu mối.

"Đề nghị quy định lợi nhuận định mức, chi phí kinh doanh định mức ở khâu bán lẻ một cách hợp lý đảm bảo công bằng, không có sự phân biệt đối xử…Chi phí định mức nên chia thành 3 khâu, trong đó của khâu bán lẻ khoảng 3-5%, lợi nhuận định mức của khâu bán lẻ khoảng 2-2,5%", ông Tùng nói thêm.

Còn ộng Hoàng Trung Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP) kiến nghị giữ nguyên quy định thương nhân phân phối được mua xăng dầu từ nhiều nguồn, cũng như giữ quy định thời gian điều chỉnh giá theo Nghị định 83, tức là ở mức 15 ngày. Cần quy định cửa hàng bán lẻ được lấy tối thiểu từ 3 nguồn.

Bình luận