4 cách xây dựng niềm tin trong mối quan hệ cha mẹ và con trẻ

VOH - Trong mối quan hệ gia đình, sự tin tưởng giữa cha mẹ và con cái là yếu tố cốt lõi tạo nên sự gắn kết và phát triển cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Một đứa trẻ tự tin là luôn được cha mẹ quan tâm, yêu thương và thấu hiểu. Họ thường sẽ trở thành người  thành công, hoạt bát, lương thiện. Vì vậy, mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như tính cách của trẻ.

Dưới đây là 4 cách xây dựng niềm tin trong mối quan hệ cha mẹ và con trẻ: 

Lắng nghe tích cực

Món quà giá trị nhất bạn có thể tặng trẻ là lắng nghe từ những điều nhỏ bé đến lớn lao trong cuộc đời họ. Nếu muốn trẻ lắng nghe, trước tiên cha mẹ phải lắng nghe trẻ. Trẻ học từ những điều mà trẻ nhìn thấy.

Cha mẹ nên thể hiện sự quan tâm thực sự đến những gì trẻ nói. Loại bỏ những phiền nhiễu, duy trì giao tiếp bằng mắt và thực sự lắng nghe. Khi lắng nghe, bạn không có cảm xúc giận dữ đan xen. Cảm xúc giận dữ là tảng đá lớn và rất lớn giữa bạn và trẻ.

Khi giận dữ, tốt nhất là không nghe và không nói, cho đến khi bạn bình tĩnh hơn. Điều này chứng tỏ rằng bạn coi trọng suy nghĩ và cảm xúc của trẻ, khuyến khích trẻ cởi mở.

Khi trẻ chia sẻ suy nghĩ của bản thân, cha mẹ có thể đặt những câu hỏi thể hiện rằng bạn tôn trọng quyền tự quyết và quyết định của trẻ. Cha mẹ không nên để trẻ cảm thấy thiếu sự tin tưởng, mối quan hệ gia đình có thể trở nên căng thẳng và xa cách.

4 cách xây dựng niềm tin trong mối quan hệ cha mẹ và con trẻ
Ảnh minh họa 

Cần phải làm một người mà trẻ tin tưởng

Người ta thường nói: gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ. Trước mặt trẻ, các bậc cha mẹ phải xây dựng cho mình một phong cách đứng đắn.

Có trẻ không tin tưởng vào cha mẹ mình, thường thường là do những lỗi vô lí của các bậc cha mẹ gây nên. Chẳng hạn như: các bậc cha mẹ nói là chủ nhật đưa trẻ đi chơi nhưng trước khi đi lại quên mà không có lí do chính đáng khiến trẻ tin phục.

Hoặc trẻ nghe được những câu chuyện phiếm của cha mẹ với đồng nghiệp. Nếu bạn đãi khách không chân thành, không thật thà, trẻ nhìn thấy sẽ ghi vào trong lòng, trẻ thấy kinh ngạc khó hiểu về lời nói không đi đối với việc làm của cha mẹ.

Những bậc cha mẹ như vậy rất khó có được sự tin tưởng, tôn trọng của trẻ. Chỉ có nói lời giữ lời, không mắng chửi, đánh đập trẻ, không làm cho trẻ buồn, phải mẫu mực thì mới có sự tin tưởng, kính phục của trẻ.

Tin tưởng và tôn trọng ý kiến của trẻ

Trẻ từ lứa tuổi nhi đồng cho đến thiếu niên hình thành ngày càng rõ nét khả năng lựa chọn, phán đoán và yêu ghét rõ ràng.

Do khả năng nhận thức và kinh nghiệm của trẻ hạn chế nên trẻ hay phán đoán sai lầm, nhưng trẻ cũng có ý kiến của riêng mình cần được các bậc cha mẹ tôn trọng để có thể tạo được lòng tin với con.

Nếu trẻ cảm nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của cha mẹ, trẻ sẽ rất vui, trong lòng hưng phấn muốn trao đổi ý kiến của mình với cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ không có lòng tin ở trẻ nhỏ, chỉ sợ con mình mắc sai lầm.

Cách nghĩ này của họ không thực tế vì trong quá trình trưởng thành có ai không mắc sai lầm nên các bậc cha mẹ phải nhìn thẳng vào khuyết điểm của trẻ và chấp nhận nó, không nên viện cớ để hạn chế, cản trở quá trình phát triển đó.

Mặt khác, tin tưởng một cách chân thành tốt hơn là những lời dặn dò nhu nhược, ba phải. Cha mẹ tin tưởng sẽ khiến con trẻ có trách nhiệm với việc làm của mình hơn, chủ động hơn trong hành động, cố gắng làm việc để thỏa mãn sự mong chờ của cha mẹ, để làm vui lòng cha mẹ.

4 cách xây dựng niềm tin trong mối quan hệ cha mẹ và con trẻ 2
Nếu trẻ cảm nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của cha mẹ sẽ rất vui 

Đồng hành cùng trẻ đúng cách

Đối diện với con trẻ, việc quan trọng nhất mà bố mẹ cần làm chính là duy trì một tâm trí cởi mở và sẵn sàng đón nhận những điều mới. Từ đó, cha mẹ mới có thể hiểu được cảm xúc của trẻ, cho dù bản thân cảm thấy vấn đề đó lớn hay nhỏ.

Nếu trẻ cảm thấy khó khăn trong việc tự định nghĩa bản thân, hãy giúp trẻ làm điều đó, hãy cho trẻ biết những điểm mạnh của họ, những điều trẻ làm tốt và chưa tốt. Và cho dù trẻ lựa chọn giải pháp nào đi chăng nữa, thì cha mẹ cũng hãy tôn trọng quyết định của trẻ.

Khó khăn có thể ập đến bất cứ lúc nào, hãy tạo cho trẻ thói quen sẻ chia cùng cha mẹ để trẻ biết rằng gia đình luôn ở đây, và tất cả chúng ta luôn sẵn sàng đồng hành cùng nhau vượt qua mọi trở ngại. Đó cũng là cách mà con cái giữ vững niềm tin vào cha mẹ.

Bình luận