Chờ...

Giá cao su hôm nay 13/6/2022: Nhuộm đỏ toàn thị trường

(VOH) - Giá cao su ngày 13/6 giảm mạnh toàn thị trường. Dịch Covid-19 tại Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu sụt giảm tại nước tiêu thụ cao su tự nhiên hàng đầu thế giới này.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 13/6/2022, lúc 9h00, kỳ hạn tháng 10/2022, giảm mạnh xuống mức 259,2 JPY/kg, giảm mạnh 3,2 yên, tương đương 1,22%.

Giá cao su hôm nay 13/6/2022: Nhuộm đỏ toàn thị trường 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 175 CNY, ghi nhận 13.055 CNY/tấn, tương đương 1,32%.

Giá cao su hôm nay 13/6/2022: Nhuộm đỏ toàn thị trường 2

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản hôm nay giảm hơn 1% do chứng khoán Tokyo yếu hơn và các biện pháp hạn chế mới ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu sụt giảm tại nước tiêu thụ cao su tự nhiên hàng đầu thế giới này.

Mỗi tháng, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 500.000 tấn cao su tự nhiên, trong khi nguồn cung nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 115.000 tấn. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc khá lớn.

Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản giảm 0,9% trong ngày thứ Sáu (10/6/2022).

Thượng Hải và Bắc Kinh đã phát cảnh báo mới về dịch Covid-19. Các trung tâm kinh tế lớn đã áp đặt phong tỏa mới và thông báo đợt xét nghiệm hàng loạt mới cho 25 triệu dân. Gần đây, Bắc Kinh và Thượng Hải đã nới lỏng các quy định phòng dịch, song Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách "Không Covid năng động" nhằm cắt đứt các chuỗi lây truyền càng sớm càng tốt.

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn SICOM Singapore giảm 0,5% xuống 167,3 US cent/kg.

Giá cao su hôm nay 13/6/2022: Nhuộm đỏ toàn thị trường 
Ảnh minh họa - Internet 

Việt Nam tiếp tục là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc Việt Nam là thị trường lớn thứ 3 cung cấp cao su cho Ấn Độ. 

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu cao su (mã HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 4,65 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2021. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc.

Trong thời gian này, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cao su từ một số thị trường như: Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Lào, Myanmar, Bờ Biển Ngà… Trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 721,51 triệu USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2021. 

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2022 chiếm 15,5%, giảm so với mức 16,6% của 4 tháng đầu năm 2021.

Mỗi tháng Trung Quốc tiêu thụ khoảng 500.000 tấn cao su tự nhiên, trong khi nguồn cung nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 115.000 tấn. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc khá lớn. Tuy nhiên, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng do chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ cao su của Trung Quốc trong năm 2022.

Trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 7 cho Trung Quốc với 70,65 triệu USD, giảm 14,1% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 4,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc, giảm so với mức 6,8% của 4 tháng đầu năm 2021.

Trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho thị trường Trung Quốc với 645,41 triệu USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2021. 

Trong thời gian này, Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp từ các thị trường như: Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Philippines; trong khi giảm nhập khẩu từ Indonesia, Malaysia… so với cùng kỳ năm 2021.

Bình luận