Chờ...

Giá cao su hôm nay 17/6/2021: Hồi phục tại thị trường châu Á

(VOH) – Giá cao su ngày 17/6 tăng trở lại sau nhiều phiên giảm liên tiếp, giá dầu lên mức cao nhất hơn 2 năm, giúp giá cao su hồi phục sau những tổn thất trước đó.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 17/6/2021, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 10/2021, tăng nhẹ 0,1 JPY, tương đương 0,04% lên mức 237,2 JPY/kg, sau khi rơi xuống mức 234,9 JPY trong đầu phiên giao dịch.

Giá cao su hôm nay 17/6/2021: Hồi phục tại thị trường châu Á 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 17/6/2021: Hồi phục tại thị trường châu Á 2

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng tăng 0,16% lên mức 12.775 CNY/tấn. 

Các thương nhân đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Theo Chủ tịch Fed Jerome Powell, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ duy trì chương trình mua trái phiếu khổng lồ và lãi suất thấp cho đến khi các số liệu phản ánh sự cải thiện dài hạn trên thị trường lao động. Tình trạng lạm phát gia tăng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới đang gia tăng, áp lực buộc các nhà hoạch định chính sách cân nhắc việc thu hẹp dần chương trình kích thích kinh tế.

Tuy nhiên, theo dự báo kết quả cuộc khảo sát mới nhất của đài CNBC, Fed sẽ tiếp tục duy trì các chính sách tiền tệ nới lỏng ít nhất trong những tháng còn lại của năm 2021, bất luận thách thức trong kiểm soát lạm phát.

Các chuyên gia được hỏi dự báo thay đổi lớn đầu tiên mà Fed sẽ thực hiện đối với chính sách tiền tệ là cắt giảm 120 tỷ USD chương trình mua vào tài sản hàng tháng, dự kiến sẽ tuyên bố thực hiện vào tháng 10/2021 và bắt đầu cắt giảm sẽ bắt đầu vào tháng 1/2022.

Mọi sự chú ý đang tập trung vào cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed kết thúc vào cuối ngày.

ANRPC dự kiến sản lượng cao su trong quý 2/2021 tại một số nước Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia và Sri Lanka sẽ thấp hơn so với ba tháng đầu năm, do đại dịch Covid-19 bùng phát và dịch bệnh trên cây cao su. 

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn giao dịch SICOM của Singapore ở mức 162 US cent/kg, không đổi so với phiên giao dịch trước đó.

Giá dầu đã tăng mạnh trong phiên 16/6, với dầu Brent tăng phiên thứ năm liên tiếp, do tồn trữ dầu thô giảm 8,5 triệu thùng trong tuần và nhu cầu phục hồi đã khuyến khích các nhà đầu tư.

Ngược lại, sản lượng của Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia và Philippines sẽ tăng, dù vẫn còn những yếu tố tiềm ẩn như dịch bệnh thực vật bùng phát và đại dịch COVID-19 diễn biến xấu đi, theo Báo Thế giới & Việt Nam.

Giá cao su hôm nay 17/6/2021: Hồi phục tại thị trường châu Á 3

Trung Quốc tăng nhập khẩu hơn 81% cao su Việt Nam trong 4 tháng

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2021 chiếm 16,6%, tăng mạnh so với mức 11,65% của 4 tháng đầu năm 2020.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 705,64 triệu USD, tăng 81,6% so với cùng kỳ năm 2020. 

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS: 400280) đạt 1,71 triệu USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2021 chiếm 16,6%, tăng mạnh so với mức 11,65% của 4 tháng đầu năm 2020.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho Trung Quốc với 619,82 triệu USD, tăng gần 77% so với cùng kỳ năm 2020. 

Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 36,27% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, tăng so với mức 23,03% của 4 tháng đầu năm 2020.

Giá cao su hôm nay 17/6/2021: Hồi phục tại thị trường châu Á 4
Ảnh minh họa - Internet 

Doanh nghiệp săm lốp xoay xở trước khó khăn

Sau thời gian điều tra, ngày 24/5/2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) kết luận, lốp ôtô từ Việt Nam có trợ cấp, bán phá giá và đưa ra mức thuế chống trợ cấp đối với lốp ô tô từ 6,23 – 7,89%. Cùng với thuế chống trợ cấp, lốp xe từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ còn bị áp thuế chống bán phá giá với thuế suất 22,3%. 

Lãnh đạo CSM cho biết, Mỹ áp thuế chống phá giá đối với các sản phẩm săm lốp sản xuất tại Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. CSM còn phải chịu thêm một loại thuế là thuế trợ cấp chính phủ. Tính tổng cộng 2 loại thuế, công ty phải chịu xấp xỉ 29%. Mức thuế này cao hơn mức thuế của các nhà sản xuất Thái Lan, nhưng thấp hơn Hàn Quốc, Đài Loan. Chính vì vậy, CSM vẫn còn cơ hội để xuất khẩu hàng sang Mỹ.

Nhằm chia sẻ mức thuế này với đối tác tại Mỹ, CSM đã đồng ý giảm giá 5% cho khách hàng đối với các sản phẩm chịu thuế. Ngoài ra, các sản phẩm lốp xe bán thép đã và đang được xuất khẩu sang một số quốc gia khác như Philippines, Hàn Quốc, Bangladesh, Yemen… 

Thực tế, không phải doanh nghiệp sản xuất lốp ô tô nào cũng chịu tác động bởi quyết định áp thuế từ Mỹ. Theo Bộ Công Thương, 95% doanh nghiệp xuất khẩu lốp ô tô từ Việt Nam sang Mỹ không chịu tác động bởi quyết định của DOC lần này, chỉ có 5% bị áp thuế chống trợ chấp, chống bán phá giá, trong đó có một số sản phẩm của Sailun (Việt Nam), Kumho Tire (Việt Nam) …

Bình luận