Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 7/3/2020: Giá thép giảm, giá quặng sắt tuột dốc

(VOH) - Giá thép xây dựng ngày 7/3 giảm, giá quặng sắt tại Trung Quốc và Singapore tuột dốc do lo sợ về suy thoái kinh tế sâu hơn do sự bùng phát của virus corona.

Giá thép xây dựng  giản

Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 34 nhân dân tệ xuống 3.441 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h00, ngày 7/3, giờ Việt Nam.

Giá thép xây dựng hôm nay 7/3/2020

Ảnh minh họa: internet

Kết thúc phiên thứ Sáu (7/3), giá thép thanh xây dựng giảm 0,8% trong khi giá thép cuộn cán nóng giảm 0,7% và giá thép không gỉ giảm 0,3%, theo Reuters.

Hợp đồng quặng sắt giao sau tại Trung Quốc tuột dốc do lo ngại về sự suy thoái kinh tế toàn cầu bởi sự bùng phát của virus corona song hi vọng về các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khiến giá quặng đạt được mức tăng hàng tuần.

Giá quặng sắt trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm tới 1,6% xuống còn 654 nhân dân tệ/tấn (tương đương 94,03 USD/tấn) nhưng trên đà có mức tăng hàng tuần gần 7% so với tuần trước.

Hợp đồng quặng giao sau trên Sàn giao dịch Singapore cũng giảm 1,6%.

Giá các kim loại khác của Trung Quốc cũng ghi nhận mức tăng hàng tuần.

Virus corona bắt nguồn từ Trung Quốc đang lây lan mạnh trên toàn cầu và trở thành đại dịch, Bộ trưởng Lawrence Wong, Singapore cho biết.

Tổ chức Y tế Thế giới hiện chưa công bố virus corona là một đại dịch, song dịch bệnh đã làm gián đoạn hoạt động kinh doanh toàn cầu và lây lan sang các nơi khác trên toàn cầu bao gồm châu Âu và Bắc Mỹ.

Ngân hàng phát triển châu Á cho biết mức độ thiệt hại kinh tế sẽ phụ thuộc vào mức độ bùng phát của dịch bệnh, dự báo tác động trên toàn thế giới lên tới 347 tỉ USD, tương đương 0,4% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.

Mặc dù giá quặng sắt trong tuần đầu tháng 3 biến động, song giá tăng khoảng 14% kể từ khi chạm mức thấp nhất 3 tháng trong ngày 10/2 (580 nhân dân tệ/tấn), được thúc đẩy bởi kì vọng Trung Quốc có nhiều biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế.

Giá quặng sắt hàm lượng 62% tăng ngày thứ tư liên tiếp lên 91,5 USD/tấn vào thứ Năm (5/3), mức cao nhất kể từ ngày 24/2, theo dữ liệu của SteelHome.

Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng của Trung Quốc bắt đầu cải thiện sau khi bị đình trệ do dịch bệnh nhưng nhu cầu thép vẫn chậm chạp, gây áp lực lên các nhà máy khi  dự trữ trong kho chồng chất.

Một số nhà máy tại thành phố sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc - Đường Sơn có kế hoạch tạm dừng nhiều cơ sở trong tháng này để tuân thủ các hạn chế sản xuất nhằm chống ô nhiễm, theo Mysteel.

Giá than mỡ giảm 1,4% và giá than cốc giảm 0,6%.

Xuất khẩu thép Việt Nam giảm 38%

Sản lượng thép thô của Việt Nam trong tháng 1 đạt hơn 1,6 triệu tấn, giảm 22,3% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, bán hàng đạt gần 1,4 triệu tấn, giảm trên 30% so với cùng kì, xuất khẩu thép giảm 38% còn 283.134 tấn, theo thông tin từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA).

Việt Nam nhập khẩu hơn 940.000 tấn sắt thép các loại trong tháng 1, trị giá khoảng 567 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu hơn 460.000 tấn sắt thép các loại, trị giá khoảng 247 triệu USD.

Theo VSA, nhập khẩu sắt thép các loại năm 2019 tăng 7,6% về lượng nhưng giảm 3,9% về kim ngạch so với năm 2018, đạt 14,5 triệu tấn, trị giá 9,51 tỉ USD.

Nhập khẩu thép từ Trung Quốc – thị trường lớn nhất, giảm 18% về lượng, giảm 26,6% về kim ngạch và giảm 10,5% về giá so với năm 2018, đạt 5,14 triệu tấn, tương đương 3,3 tỉ USD. 

Năm 2019, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tăng 6,6% về lượng nhưng giảm 7,4% về kim ngạch và giảm 13,2% về giá so với năm 2018, đạt 6,7 triệu tấn, giá trị 4,2 tỉ USD.

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm 62,5% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và gần 60% trong tổng kim ngạch, đạt 4,17 triệu tấn, giá trị 2,52 tỉ USD.

Giá thép xây dựng hôm nay 6/3/2020: Giá giảm nhờ kì vọng các biện pháp kích thích kinh tế- Giá thép ngày 6/3 tại Thượng Hải giảm dù Trung Quốc tung thêm kích thích nhằm hỗ trợ nền kinh tế bị tác động bởi sự bùng phát của virus corona.
Giá xăng dầu hôm nay 7/3/2020: Giảm tiếp sau đà lao dốc hơn 8%- Giá xăng dầu ngày 7/3 giảm tiếp sau đà lao dốc tới hơn 8% do OPEC và Nga, bất đồng về đề xuất giảm sản làm hồi sinh nỗi sợ giá dầu lao dốc như năm 2014.
Bình luận