Chờ...

Giá tiêu ngày 1/12/2021: Tăng mạnh trên diện rộng

(VOH) - Giá tiêu ngày 1/12 bất ngờ bật tăng mạnh đến 1.000 đồng/kg, giá tiêu Ấn Độ tăng sốc.

Giá tiêu trong nước sáng nay đồng loạt tăng 1.000đồng/kg. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 86.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  83.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 1.000đồng/kg, dao động trong  mức 84.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng tăng 1.000đồng/kg, dao động ở ngưỡng 83.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1.000đồng/kg, dao động trong ngưỡng  86.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 1.000đồng/kg, dao động ở ngưỡng 85.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  tăng 1.000đồng/kg, dao động ở ngưỡng 84.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

84,000

+1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

83,000

+1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

84,000

+1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

86.000

+1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

85,000

+1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

84, 000

+1.000

Giá tiêu hôm nay 1/12/2021
Ảnh minh họa: internet

Tổng kết tháng 11/2021, thị trường trong nước giảm 4.500 - 5.000 đồng/kg, trong khi tiêu xuất khẩu vẫn giữ giá.

Trong 3 tuần đầu tháng xuất hiện 3 - 4 đợt giảm nhẹ, liên tiếp nhau. Theo các chuyên gia, thị trường trong nước giảm không hẳn là do yếu tố cung cầu của ngành hồ tiêu tác động, mà do nhiều nguyên nhân chủ quan.

Trong đó có việc thao túng giá của một công ty lớn khi họ bán ra lượng tiêu tạm nhập tái xuất ở mức giá còn cao để thúc đẩy thị trường bán tháo, rồi lại mua mạnh vào qua nhiều đại lý/thương nhân khi thị trường xuống thấp.

Bên cạnh đó, tâm lý chốt lời khi tiêu chạm mốc 90.000 đồng/kg cũng ảnh hưởng đến đà bán mạnh trong thời gian qua.

Ngoài ra, nhu cầu thu mua chậm lại trong bối cảnh Trung Quốc đang siết chặt phong tỏa, nên lượng mua hàng từ nước này không cao như dự kiến.

Đồng thời, việc thu mua chậm lại do tình trạng tắc nghẽn ở các cảng của Mỹ cũng khiến lượng hàng hóa không được lưu thông thuận tiện dẫn đến doanh nghiệp giao hàng cầm chừng.

Tuần cuối cùng của tháng 11/2021, thị trường giao dịch cầm chừng, lượng người hỏi mua tăng nhưng giao dịch ít.

Nhận định về thị trường tháng cuối năm 2021, các báo cáo cùng chuyên gia đều nhận định sẽ tăng mạnh. Những bên đã gom hàng trong đợt giảm giá tháng 11 sẽ bán ra khi thị trường cán các mốc 90.000 - 95.000 - 100.000 đồng/kg.

Lạm phát và giá nguyên, nhiên vật liệu tiếp tục ở mức cao khiến giá hồ tiêu không có đà giảm.

Giá tiêu Ấn Độ tăng mạnh

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước (22 - 26/11) tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục theo chiều hướng tích cực do sự gia tăng của nhu cầu và sự dịu đi của đại dịch Covid-19. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 4%, từ 6.223 USD/tấn lên 6.501 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi cũng tăng 10%, từ 6.501 lên 7.125 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tăng tuần thứ 6 liên tiếp. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 5%, từ 4.895 USD/tấn lên 5.163 USD/tấn. Giá tiêu tại Sri Lanka đã tăng tới 24% trong hơn 1 tháng qua.

Tuần trước tại Việt Nam, giá tiêu nội địa tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm, trong khi đó các loại còn lại ổn định trong 3 tuần qua do thị trường khá trầm lắng. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 1%, từ 3.528 USD/tấn xuống 3.494 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giữ nguyên trong khoảng 5.361 - 5.368 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giữ trong khoảng 4.290 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh ổn định tại 6.500 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu giao dịch nội địa và quốc tế của Indonesia ổn định trong tuần này sau 3 tuần tăng liên tiếp do thị trường ít giao dịc. Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia này ổn định trong khoảng 3.819 USD/tấn đến 3.830 USD/tấn; tiêu trắng nội địa đi ngang từ 6.481 đến 6.501 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung giữ nguyên từ 4.524 USD/tấn đến 4.538 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang trong khoảng 7.459 - 7.482 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu nội địa của Malaysia giảm do sự suy yếu của đồng Ringgit Malaysia so với USD (4,21 MYR/USD), giảm 1%. Giá tiêu quốc tế tiếp tục được giao dịch ổn định trong 3 tuần qua. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa giảm 1%, từ 3.603 xuống 3.572 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 1%, từ 6.072 xuống 6.019 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching giữ ở mức 5.200 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching ở mức 7.400 USD/tấn.

Theo Khmer Times, giá hạt tiêu của Campuchia dự kiến ​​sẽ tăng lên 20.000 Riel (5 USD/kg) vào năm tới, nhờ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia, cho biết, năm 2022, giá tiêu tại Campuchia sẽ tốt hơn năm 2021, bởi mặc dù sản lượng không giảm nhưng lượng tiêu thụ tăng lên khi các nước trên thế giới mở cửa trở lại và thúc đẩy tiêu dùng. Tiêu đen GI của Campuchia hiện có giá 1.500 USD/tấn, trong khi tiêu đỏ và tiêu trắng có giá lần lượt là 2.500 USD và 2.800 USD mỗi tấn.

Bình luận