Ban Chỉ đạo 389 quốc gia có kế hoạch tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

(VOH) – Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa có Kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa ký ban hành Kế hoạch 92 ngày 13/9/2022 tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia có kế hoạch tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia có kế hoạch tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sau khi Chính phủ chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa trở lại bình thường nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa, với phương thức, thủ đoạn mới và tinh vi hơn.

Các mặt hàng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chủ yếu là hàng tiêu dùng, thiết yếu như xăng dầu, khoáng sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gỗ và sản phẩm từ gỗ, vật tư nông nghiệp, sản phẩm và nguyên liệu sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế, sản phẩm và nguyên liệu may mặc, sắt, thép, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, linh kiện điện tử, điện thoại di động, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ, rượu, bia, sữa, đường cát, thuốc lá, bánh kẹo và các mặt hàng cấm như ma túy, vũ khí, pháo nổ, vật liệu nổ, động vật hoang dã.

Nổi lên là các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang...

Để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần ổn định thị trường trong nước và phát triển kinh tế - xã hội; Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.

Để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần ổn định thị trường trong nước và phát triển kinh tế - xã hội; Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.

Mục đích của Kế hoạch nhằm chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ổn định trật tự, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng; nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm chắc tình hình trong địa bàn hoạt động hải quan; giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hành lý, phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển; tập trung kiểm tra, kiểm soát hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng gian lận về nguồn gốc, xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng tiêu dùng...; trao đổi, phối hợp xây dựng các phương án, kế hoạch điều tra, xác minh, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các vụ việc phức tạp, nổi cộm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Chỉ đạo lực lượng Thuế tăng cường công tác quản lý thuế, kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc kê khai, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh để thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí, khoản thu khác; quản lý chặt việc hoàn thuế, bảo đảm hoàn đúng đối tượng, đúng chế độ; kiểm tra, rà soát đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi trốn thuế, nợ đọng thuế, chuyển giá; tăng cường biện pháp quản lý, kiểm tra việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn điện tử để hợp thức hàng nhập lậu, trốn thuế.

Ban Chỉ đạo 389 Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng nắm tình hình, trao đổi, chia sẻ thông tin, thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát trên các tuyến biên giới, vùng biển để phát hiện, xử lý kịp thời hành vi xuất nhập cảnh trái phép, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, không để hình thành các kho, bãi tập kết, điểm chứa hàng lậu ở khu vực biên giới; tập trung đấu tranh đối với các mặt hàng trọng điểm như ma túy, vũ khí, pháo nổ, vật liệu nổ, thuốc lá, động vật hoang dã, xăng dầu, khoáng sản, kim khí quý, đá quý, đường cát, rượu, bia, hàng tiêu dùng...; phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cư dân biên giới.

Ban Chỉ đạo 389 Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Cảnh sát biển tuần tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất, quá cảnh, vận chuyển hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các vùng biển của Việt Nam, tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như ma túy, pháo nổ, vật liệu nổ, thuốc lá, xăng dầu, khoáng sản, đường cát, hàng tiêu dùng...

Bình luận