Chờ...

Cải cách thủ tục hành chính tại TPHCM: Những vướng mắc cần tháo gỡ

Ngày 12-3, VOH đã đăng bài 1 về cải cách hành chính, phần đề cập đến kết quả bước đầu của công tác cách hành chính tại TPHCM đã mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế…Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu vui, vẫn còn đó những rào cản mà công tác cải cách hành chính thành phố đang đối mặt. VOH mời bạn đọc xem phần tiếp theo của loạt bài này, nội dung đề cập đến những khó khăn, tồn tại trong công tác cải cách hành chính.
>> Cải cách hành chính tại TPHCM- Những tín hiệu vui

Qua một số chuyến khảo sát của HĐND tp đối với công tác cải cách hành chính ở quận huyện, bên cạnh những chuyển biến, kết quả khá nổi bật, rõ nét, vẫn còn một số vướng mắc, hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

Cán bộ là yếu tố quyết định trong cải cách TTHC. Ảnh minh họa-Internet

Theo ghi nhận của chúng tôi, quy trình, thủ tục hành chính tuy đã được rà soát, điều chỉnh nhưng vẫn còn gây phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp khi đến liên hệ, giải quyết công việc với cơ quan quản lý nhà nước. Nhất là các lĩnh vực liên quan đến các ngành đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thẩm định quy hoạch chi tiết, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, điều chỉnh dự án đầu tư, nghiệm thu công trình xây dựng cơ bản. Ông Trương Lâm Danh - Phó Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân Tp.HCM nhận định:

Một trong những hạn chế trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính là việc công khai các loại thủ tục hồ sơ vẫn còn chưa được thực hiện đồng nhất. Thái độ phục vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp cũng còn hiện tượng nhũng nhiễu, né tránh, sợ trách nhiệm, thái độ thờ ơ trong giải quyết công việc còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, công chức đang là những lực cản, gây trở ngại cho việc thực hiện chương trình cải cách hành chính của thành phố. Ông Huỳnh Công Hùng - Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân Thành phố nhận định rằng thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, đặc biệt trong lĩnh vực nhà đất. Ông Huỳnh Công Hùng nói:

Không chỉ là thủ tục, còn nhiều điều khiến người dân lúng túng, mất thời gian đi lại nhiều lần, cụ thể cách làm việc chưa thật sự khoa học của cán bộ lĩnh vực xây dựng, nhà đất cũng đã làm hạn chế hiệu quả quy trình cải cách thủ tục hành chính. Ông Đỗ Phi Hùng - Phó Giám đốc Sở xây dựng Thành phố đã thẳng thắn thừa nhận những khuyết điểm này của một số cán bộ nhận hồ sơ. Ông Đỗ Phi Hùng nói:
Do những tồn tại, hạn chế này, việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính của các quận huyện tuy có đạt được một số kết quả, nhưng vẫn chưa hoàn toàn tạo sự hài lòng cho người dân. Vẫn còn nhiều ý kiến người dân về sự bất cập của các thủ tục hành chính. Bà Trần Thị Dinh, giáo viên hưu trí, ngụ tại quận 3 nêu ý kiến:
Riêng ở các huyện vùng ven như Củ Chi và Cần Giờ, công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn còn bất cập. Như trường hợp của xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, kết quả thực hiện cải cách hành chính về lĩnh vực thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở vẫn còn một số vướng mắc. Như trong việc xác nhận quyền sử dụng đất, thì Bản đồ địa chính dạng số đo năm 2005 là công cụ cơ bản để dựa vào đó người cán bộ cấp giấy chứng nhận cho người dân. Nhưng hiện nay, hiện trạng đất đai trên thực tế đã có biến đổi so với bản đồ năm 2005, do các bãi bồi tự nhiên và việc san lấp sông ngòi, kênh rạch. Tại xã Bình Khánh đã tiếp nhận 362 hồ sơ xin xác nhận quyền sử dụng đất, song tiến độ còn rất chậm.

Còn tại huyện Củ Chi, địa bàn được đánh giá cao trong việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính cũng đang còn một số vướng mắc cần tháo gỡ. Cụ thể như, trong quá trình xử lý hồ sơ, UBND huyện Củ Chi khá lúng túng khi giải quyết các trường hợp cấp phép xây dựng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Bởi vì theo quy định của Bộ Xây dựng về mật độ xây dựng trên phần diện tích đất ở giữa khu vực nông thôn và thành thị lại rập khuôn như nhau. Ông Lê Minh Tấn - Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho rằng, nếu áp dụng rập khuôn thì sẽ gây lãng phí và thiệt thòi cho người dân. UBND huyện Củ Chi kiến nghị cấp trên thay đổi nội dung quy định áp dụng cho khu vực nông thôn khi xây dựng nhà ở. Mặt khác, trong thực hiện cải cách hành chính, lãnh đạo huyện Củ Chi cũng thừa nhận một số hạn chế , trong đó có nguyên nhân từ chất lượng đội ngũ cán bộ. Ông Lê Minh Tấn nói:
Trong năm 2012, thành phố tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính theo quy định của Chính phủ, gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị chuyên nghiệp và hiện đại. Để làm được điều này, công tác cải cách hành chính của Tp cần nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, đặc biệt là khâu giám sát của nhiều cấp, nhiều ngành, trong đó việc lắng nghe những đóng góp của nhân dân để khắc phục yếu kém hạn chế là vô cùng cần thiết. Có như vậy, công tác cải hành chính của Tp mới thật sự đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế./.

Bình luận