Chờ...

Điểm tin chiều 25/2: Nhiều cô gái trẻ tình nguyện lên đường nhập ngũ | Kênh cạn nước, người trồng lúa lao đao

VOH - Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?; Nghề hấp cá vào vụ; Nhiều địa phương khó phát triển nhà xã hội là những tin đáng chú ý chiều nay.

Quảng Trị: nhiều cô gái trẻ tình nguyện lên đường nhập ngũ

Quảng Trị: nhiều cô gái trẻ tình nguyện lên đường nhập ngũ
Quảng Trị: nhiều cô gái trẻ tình nguyện lên đường nhập ngũ

Đang có công việc ổn định, thu nhập khá song nhiều cô gái ở Quảng Trị tình nguyện nhập ngũ, tiếp nối truyền thống phục vụ quân đội của gia đình. Tinh thần yêu nước ngày càng được lan tỏa trong giới trẻ, đặc biệt là những cô gái miền đất lửa Quảng Trị làm nhiều người phải ngưỡng mộ và trân quý.

Năm 2024, việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ thực hiện trong một đợt. Thời gian giao nhận quân từ ngày 25/2 đến hết 27/2. Trong đợt tuyển quân năm 2024, tỉnh Quảng Trị có 1.000 thanh niên nhập ngũ, được huấn luyện tại Tổng cục Kỹ thuật và Lữ đoàn 198, Binh chủng Đặc công (thuộc Bộ Quốc phòng); Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Trường Quân sự, Sư đoàn 324, Lữ đoàn 80 thuộc Quân khu 4.

Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?

Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?

Năm 2016, khi luật CCCD có hiệu lực thi hành, Bộ Công an đã thí điểm cấp thẻ CCCD mã vạch cho công dân tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.

Điều này dẫn tới có 2 loại giấy tờ tùy thân cùng có giá trị sử dụng, gồm: CCCD mã vạch, CMND 9 số và 12 số.

Đến năm 2021, Bộ Công an cấp thẻ CCCD gắn chip thay cho CCCD mã vạch, triển khai trên phạm vi cả nước.

tên gọi luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số. Việc đổi tên thẻ CCCD thành thẻ căn cước cũng giúp công tác quản lý nhà nước khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tham gia các hoạt động xã hội, giao dịch về hành chính, dân sự.

Trải qua 8 năm, thẻ CCCD đã có 3 lần thay đổi. Điều này đồng nghĩa, từ 1/7/2024 có thể sẽ có 4 loại giấy tờ tùy thân cùng có hiệu lực sử dụng, gồm: CMND, thẻ CCCD mã vạch, thẻ CCCD gắn chip và thẻ căn cước.

Riêng với CMND, luật quy định có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Nhiều địa phương khó phát triển nhà xã hội

Nhiều địa phương khó phát triển nhà xã hội
Nhiều địa phương khó phát triển nhà xã hội

Từ năm 2021 đến nay, có gần 500 dự án nhà ở xã hội được triển khai với hơn 411.000 căn. Trong khi đó, mục tiêu giai đoạn 2021-2025 của đề án xây dựng một triệu căn nhà xã hội là 428.000 căn. Ông nói nếu các dự án đã được cấp phép và chấp thuận chủ trương đầu tư hoàn thành đúng hạn, cả nước cơ bản hoàn thành mục tiêu.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết thách thức lớn nhất mà các địa phương gặp phải khi phát triển nhà xã hội là thiếu quỹ đất (do chưa tính toán chính xác cung - cầu) và nguồn vốn đầu tư.

"Tính toán sai thì không ai xây dựng, tính toán thiếu như Hà Nội đến nay gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu xây một triệu căn nhà ở xã hội mới là dự án thí điểm, cần hoàn thành sớm cơ chế chính sách, xác định khó khăn để hoàn thành mục tiêu lớn hơn".

Kênh cạn nước, người trồng lúa lao đao

Kênh cạn nước, người trồng lúa lao đao
Kênh cạn nước, người trồng lúa lao đao

Nông dân huyện Trần Văn Thời vào cao điểm thu hoạch lúa, trong khi các tuyến sông, kênh cạn nước, khiến năng suất và giá nông sản giảm vì vận chuyển khó khăn.

Vụ đông xuân năm nay, nông dân toàn huyện xuống giống khoảng 29.000 ha lúa, hiện đã thu hoạch khoảng 50%. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn 9 xã, thị trấn của huyện có hơn 80 tuyến kênh, rạch bị khô cạn.

Trước tình hình trên, UBND huyện chỉ đạo các ngành và địa phương tăng cường biện pháp phòng, chống sạt lở, sụt lún đất, bảo vệ các công trình, hạ tầng giao thông. Huyện khuyến cáo người dân cắt tỉa cây xanh để hạ tải ở các tuyến thường xuyên sạt lở, hạn chế trữ nước khi chưa cần thiết; không nạo vét đất, cất nhà cặp mé sông, kênh rạch làm tăng nguy cơ sụt lún, sạt lở.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trạng thái El Nino năm nay sẽ lặp lại và khả năng kéo dài đến hết quý 1. Do ảnh hưởng bởi El Nino, trong các tháng mùa khô ít xảy ra mưa trái mùa, hạn hán được dự báo gay gắt hơn mọi năm.

Nghề hấp cá vào vụ

Nghề hấp cá vào vụ
Nghề hấp cá vào vụ

Huyện Gio Linh, Quảng Trị có nghề hấp cá rồi phơi khô để xuất khẩu. Nắng càng to nghề càng tất bật, cho thu nhập cao hơn nhưng cũng đầy vất vả.

Huyện Gio Linh có khoảng 60 lò hấp cá, chủ yếu ở xã Gio Việt và thị trấn Cửa Việt, mỗi năm tạo ra gần 20.000 tấn sản phẩm để xuất khẩu.

Nguyên liệu là cá cơm, cá nục… được hấp trong lò lửa rồi mang ra ngoài trời phơi khô. Các nhân công chia theo nhiều công đoạn, từ rửa cá, mang vào lò hấp, đốt lửa và phơi cá. Thu nhập của người làm công trả theo tấn sản phẩm, trong đó công đoạn hấp cá vất vả nhất được trả cao hơn.

Nghề hấp cá có ở huyện Gio Linh khoảng 10 năm trước và ngày càng phát triển trước nhu cầu của thị trường. Hiện nay, nhờ ứng dụng công nghệ nên nhiều lò hấp sấy cá hoạt động cả vào mùa đông.

Bình luận