Chờ...

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được sự quan tâm của nhiều Đại biểu Quốc hội

(VOH) - Sáng nay 21/5, Quốc hội dành thời gian thảo luận về Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Đây là dự án Luật nhận được sự quan tâm và thảo luận của nhiều Đại biểu Quốc hội.

Theo Tờ trình của Chính phủ việc sửa đổi toàn diện Luật này nhằm thể chế hóa đầy đủ nội dung Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao hiệu lực quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, đoàn An Giang đánh giá cao nội dung chỉnh sửa của Luật Doanh nghiệp lần này theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp: “Thực tế cho thấy Luật đã thay đổi theo hướng thuận lợi cho doanh nghiệp. sự thay đổi này là phù hợp tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh”.

Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005 và năm 2014 đã có điều khoản quy định về hộ kinh doanh và giao Chính phủ quy định chi tiết. Do đó, xét về bản chất thì việc quy định một Chương về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật chỉ là việc bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa các quy định chung đã có về hộ kinh doanh. Xét về bản chất, hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh nên quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cần phải được điều chỉnh bởi Luật, chứ không thể quy định bằng Nghị định. Tuy nhiên, việc đưa hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) là không phù hợp vì hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp. Liên quan đến nội dung này, Đại biểu Trần Văn Tiến, Đoàn Vĩnh Phúc cho rằng: “Việc luật hóa hộ kinh doanh sẽ gây khó khăn cho hàng triệu hộ gia đình. Không nên đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp, nên ban hành Luật riêng để điều chỉnh các đối tượng này”

Trong Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) lần này có điểm mới ở Điều 43 về thông báo mẫu dấu và con dấu của doanh nghiệp. Theo đó, Chính phủ trình bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu là giảm bớt thủ tục hành chính, giảm rủi ro trong giao dịch dân sự và giao dịch với cơ quan nhà nước, góp phần cắt giảm chi phí gia nhập thị trường, nâng xếp hạng về môi trường kinh doanh của quốc gia. Trong bối cảnh đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, doanh nghiệp có thể chủ động ứng dụng các phương tiện khoa học, công nghệ trong đó có thể ứng dụng chữ ký điện tử hoặc công nghệ blockchain. Đại biểu Dương Minh Tuấn, Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu cùng nhiều đại biểu khác đồng tình cao về nội dung này: “Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng chữ ký số từ những năm 2020. Do đó đề nghị cho doanh nghiệp tự chọn chữ ký số hay cơ miễn sao tuân thủ theo quy định của pháp luật”

Trong Luật cũng quy định Doanh nghiệp nhà nước gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn việc sử dụng vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp này. Cũng trong sáng nay, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, trình bày Tờ trình về dự án Luật Biên phòng Việt Nam để xin ý kiến Quốc hội. Chiều nay, Quốc hội sẽ nghe Tờ trình về dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Các Đại biểu Quốc hội đánh giá cao công tác phòng chống dịch COVID-19: Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết kỳ họp diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, khi nước ta đang bước sang thời kỳ mới: vừa chống dịch, vừa khôi phục, phát triển kinh tế.

 

Tin tức tai nạn giao thông hôm nay 21/5/2020: Xe chở lúa lật xuống mương, một nông dân tử vong: Trong lúc lái máy cày kéo xe lúa về nhà, thì bất ngờ chiếc xe bị lật xuống mương nước khiến một nông dân tử vong.

Bình luận