Chờ...

Ngày 10/6, Quốc hội thảo luận về 3 dự án Luật

VOH - Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, sáng 10/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Căn cước, dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

Theo Ban soạn thảo, việc xây dựng dự án Luật Căn cước là cần thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay, tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở Việt Nam.

Việc xây dựng dự án Luật nhằm phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư.

Ngày 10/6, Quốc hội thảo luận về 3 dự án Luật 1
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV - Ảnh: Quốc hội 

Trong phiên họp chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Ngày 5/6, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Việc xây dựng dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định và xử lý những vướng mắc, bất cập của pháp luật về tổ chức tín dụng; luật hóa để tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo luật kế thừa quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng hiện hành và bổ sung việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Đây được xem là thay đổi quan trọng để giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực.

Dự thảo luật cũng bổ sung thêm tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán xử lý nợ.

Dự thảo luật tạo điều kiện mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân như đơn giản hóa thủ tục các khoản cho vay tiêu dùng, các khoản cho vay nhỏ lẻ phục vụ đời sống, tạo hành lang pháp lý cho dịch vụ ngân hàng điện tử, đặc biệt trong việc cấp tín dụng bằng phương tiện điện tử như cho vay online.

Bình luận