Chờ...

Những người thợ trẻ giỏi của TPHCM

(VOH) - Kể từ năm 2008, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã mở giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi và đều đặn trao giải hàng năm cho những công nhân, lao động trẻ có thành tích nổi bật trong chuyên môn và đóng góp cho hoạt động xã hội. Nhiều gương thanh niên công nhân vinh dự được nhận giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi và cũng được Trung ương Đoàn trao giải thưởng “Người thợ trẻ, giỏi toàn quốc”. Từ đó, giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi đã tạo động lực thi đua sôi nổi trong lực lượng đoàn viên, thanh niên công nhân, người lao động trẻ, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của lao động trẻ, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Năm 2012, kỷ niệm 30 năm ngày truyền thống thanh niên công nhân TPHCM, có 27 người thợ trẻ giỏi được tuyên dương và nhận giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi lần thứ 5 năm 2012. Đó là những người thợ trẻ nhiệt tình, say mê với công việc, có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong công việc của mình thể hiện hình ảnh của người thanh niên công nhân năng động, biết phát huy sức trẻ, góp phần cho sự phát triển kinh tế TP.HCM.


Thanh niên công nhân TPHCM được trao giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi.ảnh: cand

Anh Hứa Thế Thư, một công nhân xí nghiệp may Minako 1, Công ty cổ phần may Sài Gòn là một trong những điển hình như vậy. Vào nghề hơn 7 năm nay, lúc nào anh Thư cũng làm việc chăm chỉ để hoàn thành kế hoạch. Từ khi vào phân xưởng may ở công đoạn lên lai quần jean, anh luôn cảm thấy lao động ở khâu này còn những thao tác thừa cần phải lược bớt, để có thể tăng năng suất lên cao hơn, cải thiện thu nhập cho bản thân, đồng nghiệp và đơn vị. Vậy là từ niềm trăn trở, thúc bách người công nhân yêu nghề bắt đầu mày mò, làm thử và cuối cùng sáng kiến “cải tiến thao tác, loại bỏ thao tác thừa" đã bắt đầu đạt hiệu quả và mang lại năng suất khá cao. Từ 700 sản phẩm/1 ngày, năng suất đã tăng lên 1.300 đến 1.400 sản phẩm/ 1 ngày. Chính nhờ năng suất sản phẩm tăng lên gấp đôi nên giảm thời gian 1 ngày công và thu nhập của công nhân cũng được tăng lên gấp đôi. Công trình này đã được lãnh đạo công ty cho quay clip chiếu trong các bộ phận khác để cùng học hỏi và nhân rộng mô hình sáng kiến loại bỏ thao tác lao động thừa. Anh Hứa Thế Thư đã chia sẻ về công việc tại đơn vị:




Còn với anh Nguyễn Văn Manh, kỹ thuật điện công nghiệp Công ty Cổ phẩn Kỹ nghệ Đô Thành thì thể hiện vai trò của người thợ trẻ trong việc nghiên cứu cải tiến máy sấy nhãn chai và chế tạo 2 máy dán nhãn hộp bánh Bibica. Thay vì làm bằng thủ công, công nhân phải dán nhãn bằng tay dễ gây mệt mỏi, năng suất lại không cao, nên anh Nguyễn Văn Manh đã nghiên cứu và làm ra sản phẩm máy dán nhãn hộp. Từ đó, nâng cao năng suất lên gấp 2 lần và làm lợi cho công ty được 35 triệu đồng. Khi nói về những thành tích của mình, anh Manh rất khiêm tốn vì nghĩ đó là điều cần nên làm của người trẻ trong công việc hiện tại. Anh Nguyễn Văn Manh cho rằng:

Một gương mặt có nhiều sáng kiến và liên tục trong 5 năm liền đó là anh Hà Thành Đạt, kỹ sư công nghệ chế tạo máy, hiện là phó quản lý sản xuất Công ty Cổ phần in nhãn hàng An Lạc. Chỉ tính từ năm 2011 đến nay, anh Đạt có đến 17 sáng kiến, cải tiến làm lợi cho đơn vị hơn 900 triệu đồng. Chỉ từ thiết bị ban đầu, anh đã chế tạo thêm nhiều chức năng phụ trợ nhằm ổn định thiết bị và tăng tuổi thọ cho máy như: thay thế van điều khiển, tận dụng bộ lọc khí, thiết kế nhà xưởng giảm chi phí điện năng,...Các sáng kiến của anh đã giúp cho đoàn viên, thanh niên tiết kiệm thời gian và tạo tạo ra sản phẩm có chất lượng, tăng năng suất lao động và nâng mức thu nhập cho thanh niên công nhân tại đơn vị. Theo anh Hà Thành Đạt: là người thợ trẻ phải không ngừng học tập để làm chủ máy móc thì mới có thể phát triển bản thân và đơn vị:



Suy nghĩ về vai trò của người thợ trẻ trong việc góp phần xây dựng và phát triển thành phố, chị Vũ Thị Hồng Chinh, công ty Lê Thanh, lần đầu nhận giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi năm 2012 cho biết:


Ngày nay, nhiều thanh niên công nhân thành phố đã trưởng thành, làm việc đầy bản lĩnh, rất sáng tạo, góp phần vào sự phát triển chung của TP.HCM. Đó chính là những người thợ trẻ, giỏi tiếp nối truyền thống của người công nhân, anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, đã thể hiện tính năng động, sáng tạo, ham học hỏi, chịu khó nâng cao tay nghề, tích cực hội nhập, xứng đáng là lực lượng tiên phong, xung kích trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Bình luận