Header-01
Đăng nhập

Nỗi niềm thầy thuốc cấp xã

(VOH) - Như một lời tri ân đối với những người công tác trong ngành y nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27/02, đặc biệt đối với những bác sỹ công tác tại trạm y tế xã. Chúng tôi có dịp ghé huyện Bình Chánh và ghi lại những khó khăn về chuyện đời, chuyện nghề của những người thầy thuốc phục vụ nhân dân.

Nỗi niềm thầy thuốc cấp xã

(VOH) - Như một lời tri ân đối với những người công tác trong ngành y nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27/02, đặc biệt đối với những bác sỹ công tác tại trạm y tế xã. Chúng tôi có dịp ghé huyện Bình Chánh và ghi lại những khó khăn về chuyện đời, chuyện nghề của những người thầy thuốc phục vụ nhân dân.

Gắn bó với trạm y tế xã Bình Lợi ngay từ những ngày đầu, khi trạm chỉ là một mái tranh nhỏ, vách lá, nền đất nằm trên một mảnh đất trống hoang sơ, bác sỹ Châu Hoàng Minh – hiện giờ là trưởng trạm y tế xã Bình Lợi đã có nhiều trải nghiệm với trạm y tế quê mình. Ông không khỏi bùi ngùi nhớ về khoảng thời gian 28 năm về trước, khi mọi thứ như vừa mới bắt đầu cho những cuộc xây dựng. Đường xá thô sơ, lầy lội, kênh rạch chằng chịt… là những đặc trưng của xã Bình Lợi – xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bình Chánh thời bấy giờ. Điều kiện chung đã là vậy, huống chi nói đến một trạm y tế cỏn con. Chỉ khoảng 5 năm trở lại đây điều kiện đi lại của người dân mới được cải thiện. Chính vì vậy, ngay cả những nhân viên trung cấp cũng không dám về công tác tại đây. Mặc dù hiện giờ điều kiện có cải thiện tương đối hơn, trạm được trang bị máy hút đàm, bình oxy cấp cứu... nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân bởi còn tồn tại nhiều bất cập. Bác sỹ Minh cho biết, hiện tại cái khó của những trạm y tế xã nói chung chính là thiếu trang bị những phương tiện y tế cần thiết, nhất là những phương tiện cận lâm sàng như máy siêu âm, xét nghiệm máu… Bên cạnh đó, thuốc men từ trên rót về vừa thiếu, vừa không đủ chủng loại, nên mỗi lần kê toa cho bệnh nhân là mỗi lần phải tính toán, suy nghĩ, kéo theo đó là chất lượng khám chữa bệnh cũng kém so với các bệnh viện huyện. Hiện trạm y tế có 7 người bao gồm bác sỹ, y sỹ, nữ hộ sinh, điều dưỡng, dược tá. Với nguồn nhân lực như thế này là tạm đủ nhưng lại thiếu cân đối, đôi khi bác sỹ phải kiên luôn nhiều việc. Bác sỹ Minh bộc bạch:







Đây cũng là khó khăn chung đối với các trạm y tế xã. Bác sỹ Huỳnh Tấn Thành – trưởng trạm y tế xã Vĩnh Lộc A cũng cho rằng, với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, thì điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực ở tuyến xã chưa thể đáp ứng được những nhu cầu này. Công tác tại trạm y tế xã Vĩnh Lộc từ khi mới ra trường, khi đó Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B là một. Ban đầu trạm cũng chỉ là mái tôn xi măng cũ, phía sau là ao tù, nước đọng vô cùng dơ bẩn. Trải qua bao khó khăn, đến năm 2004, trạm y tế Vĩnh Lộc A được công nhận là trạm đạt chuẩn quốc gia, có 25 giường bệnh, phòng cấp cứu, phòng phụ khoa, nha khoa, v.v… và được trang bị một số phương tiện nên cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, với vỏn vẹn 8 nhân viên của trạm bao gồm từ bác sỹ đến hộ lý để đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh của trên 30.000 dân của xã là không thể. Do đó tình trạng bác sỹ vừa khám bệnh, vừa cấp cứu, vừa siêu âm, vừa khám phụ khoa… là chuyện bình thuờng. Vì vậy, tình trạng làm ngoài giờ, thêm giờ thường xuyên không tránh khỏi. Bác sỹ Thành cho biết:






Đến TPHCM từ năm 1996, lập gia đình rồi về công tác tại trạm y tế xã Phong Phú, bác sỹ Nguyễn Thị Thu cũng thấu hiểu được những khó khăn về nguồn lực vật chất lẫn con người của trạm. Đối với trạm Phong Phú, điều ấn tượng ban đầu khi đến đây của bác sỹ Thu chính là tình trạng ngập nước, đến nỗi những chân bàn đều bị hư hết. Mặc dù tình trạng này hiện nay đã được khắc phục, nhưng phòng ốc vẫn còn chật hẹp, diện tích trạm chỉ được 300 m2, giường bệnh thì chỉ có 8 cái, chủ yếu dành để lưu lại những sản phụ sau khi sinh. Trường hợp cấp cứu đột xuất, thì cả sản phụ và bệnh nhân đều nằm chung một phòng nên rất khó khăn. Bác sỹ Thu tâm sự một trong những khó khăn, trăn trở:





Từ những nhân viên y tế trung cấp, nhưng theo thời gian tự rèn luyện và trau dồi kiến thức, họ đều trở thành những bác sỹ giỏi chuyên môn và tâm huyết hơn với nghề. Tuy nhiên, càng học rộng hiểu nhiều, thì đôi lúc họ lại càng cảm thấy bất lực trước bệnh nhân. Bởi có nhiều bệnh rất đơn giản, có thể chữa trị được, nhưng thuốc men không, phương tiện khám chữa bệnh thiếu thì cũng đành ngậm ngùi đưa bệnh nhân lên những tuyến trên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng quá rải cho những bệnh viện huyện, tỉnh. Các bác sỹ kiến nghị:






Làm việc không biết ngày tháng với điều kiện khó khăn, thiếu thốn, cuối năm cũng chỉ là giấy khen, tiền thưởng vài trăm ngàn. Đến ngày 27/02 hàng năm là ngày được gặp nhau, chia sẻ chuyện đời, chuyện nghề, giao lưu văn nghệ và tiếp tục trở lại công việc. Chúng ta không thiếu những bác sỹ tâm huyết với nghề, với bệnh nhân, nhưng để họ tiếp tục cống hiến lâu dài ở tuyến xã, thì trước hết cần có những chế độ đãi ngộ phù hợp, đồng thời cũng cần đầu tư cả nhân, tài, vật lực cho tuyến này, vì đây là tuyến cơ sở. Giải quyết tốt mạng lưới y tế xã là góp phần chăm sóc tốt sức khỏe cho toàn dân. Ngày thầy thuốc Việt Nam, chúng ta hãy dành những tình cảm trân trọng nhất, sự cảm ơn chân thành nhất dành cho những người thầy thuốc đang ngày đêm chăm sóc sức khỏe cho bà con ở các xã, phường, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa.

Kim Oanh

 

Bình luận