Chờ...

Phụ nữ hãy nói không với nạn bạo hành gia đình

(VOH) - Luật Phòng chống bạo lực gia đình chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2007. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, nhất là người già, phụ nữ và trẻ em - đối tượng có khả năng bị bạo lực trong gia đình.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy sau gần 3 năm thực hiện, luật vẫn chưa thể đi sâu vào cuộc sống. 21,2% các cặp vợ chồng tại VN đã xảy ra các hình thức bạo hành gia đình, là con số thống kê mới nhất do trưởng đại diện của quỹ dân số Liên Hiệp Quốc chính thức công bố. Đây là con số rất đáng lưu tâm khiến cho chúng ra không khỏi bàng hoàng và day dứt, bởi những hậu quả đáng sợ mà người phụ nữ gặp phải từ sự bạo hành của người chồng bằng nhiều hình thức. Rõ ràng, tình trạng bạo hành gia đình rất cần được cả xã hội tiếp tục cảnh báo và lên án. Mời quí vị cùng theo dõi bài viết: Phụ nữ hãy nói không với nạn bạo hành gia đình của phóng viên Hồng Thúy.

Một lần gẫy tay và bao nhiêu lần khác nhập viện vì những trận đánh của chồng chị không thể nhớ hết được. Cả những vết bầm tím của trận đánh trước chưa kịp tan thì lại tiếp tục “đón nhận” những lần “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” tiếp theo của ông chồng phũ phu. Mái tóc bạc của chị ngày càng thưa thớt, những lúc trái gió trở trời, những vết thương bầm tím trên tay, mặt, cổ và cả người lại hành hạ chị. Những lời chửi bới, và mắng nhiếc thậm tệ mà chị không tiện nói hết ra với cán bộ tư vấn, với chị đã trở thành chuyện cơm bữa. Thực tế gần đây, báo Chí đã nhiều lần phản ánh và lên án các cuộc bạo hành gia đình, với rất nhiều vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, mà nếu mới chỉ nghe qua người ta cứ tưởng họ là kẻ thù chứ không phải là vợ chồng. Như 2 vụ xảy ra làm chết người vào năm ngoái tại TP. HCM: Nguyễn Văn Hồng (Ngụ ở P Bình Trị Đông-Bình Tân) dùng dao giết chết vợ vì nghi ngờ chị này quan hệ tình cảm với người khác. Nguyễn Hòa ngụ tại Q 10 sau khi cãi nhau với vợ đã đổ xăng lên người vợ rồi bật lửa đốt, hậu quả làm chị này chết tại chỗ để lại 4 đứa con thơ dại.

Một buổi chiều tối ngày đầu năm, chị Trần Thị Thơ đã tìm đến địa chỉ tin cậy cộng đồng quận Tân Phú với tâm trạng hoảng loạn, mặt mũi bầm tím, nhiều chỗ trên người còn rướm máu. Chị Thơ cho biết, hai vợ chồng đều là công nhân, do cuối tháng chưa lĩnh lương, tiền hai vợ chồng dành dụm được mỗi tháng đều gửi về quê cho bà ngoại nuôi cháu, nên bữa cơm chiều hôm ấy chỉ có rau xào và nước mắm. Vừa dọn ra, anh chồng bê cả mâm cơm hất ra hành lang rồi thẳng tay đánh chị, miệng không ngừng chửi rủa rằng, chị đưa tiền cho “trai” nên mới bắt anh phải ăn khổ sở như thế. Đây không phải là lần đầu bị hành hạ, chị chịu đựng hết nổi mới tìm đến đây. Chị tâm sự:

Người viết bài này từng chứng kiến cảnh người phụ nữ hàng xóm phải chấp nhận việc chồng chị ta lôi "gái" về nhà sống chung, rồi ngang nhiên sinh con đẻ cái trong chính ngôi nhà mà chị đã dày công vun đắp bấy lâu nay. Chị cam chịu:

Còn rất nhiều vụ việc bạo hành gia đình được dư luận phản ánh mà chúng tôi không thể kể ra hết đây. Tất cả đã gây biết bao bất hạnh cho người phụ nữ về thể xác lẫn tinh thần. Đồng thời bạo hành gia đình còn làm cho những tổ ấm bỗng trở thành địa ngục trần gian, nhất là đối với những đứa con vô tội, và li hôn là lối thoát duy nhất nhưng đôi khi sự khủng hoảng đã làm cho nhiều người vợ không đủ tỉnh táo để đưa ra một quyết định sáng suốt thay vì phải kết thúc đời mình. Chuyên gia tâm lí Trần Thị Xuân Nguyệt cho rằng:

Cũng theo bà Xuyên Nguyệt thì đa số những người phụ nữ bị bạo hành gia đình đều không biết đến quyền, đến vị thế của người vợ trong gia đình và xã hội, họ câm lặng chịu đựng vì sự yên ấm của gia đình: Chính điều đó đã làm cho nạn bạo hành gia đình vẫn tiếp diễn ở mọi vùng miền khác nhau, mọi trình độ văn hóa mà nhiều tổ chức chính quyền khó can thiệp, ngăn cản.

Đến nay, tại TPHCM đã thành lập 3 địa chỉ tin cậy cộng đồng (còn gọi là “nhà tạm lánh”) ở các quận Tân Phú, Bình Tân và quận 12 nhằm kịp thời hỗ trợ cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, hội phụ nữ, tổ hòa giải, cơ quan công an cấp cơ sở cũng có nhiều hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bạo lực gia đình và can thiệp vào các vụ việc cụ thể. Tuy nhiên, theo nhận xét của một số cán bộ Hội Phụ nữ, tình trạng bạo hành trong gia đình vẫn xảy ra ngày càng tăng, tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm, sự việc ngày càng phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu là do việc phổ biến, tuyên truyền Luật Phòng chống bạo lực gia đình đến người dân chưa hiệu quả nên các quy định của luật chưa đi vào thực tế. Bà Nguyễn Phương Lan-Ủy viên thường vụ Hội LH Phụ Nữ Q3 trăn trở:

Nhiều trường hợp cơ quan chức năng phạt tiền người chồng đánh vợ, song người vợ phải đứng ra nộp tiền thay, vì ông chồng không có khả năng kiếm tiền. Do vậy, hầu hết phụ nữ đều nhẫn nhục chịu đựng, không muốn để người ngoài biết, các vụ được công khai chỉ khi có hậu quả quá nghiêm trọng. Mặt khác, trong trường hợp bị bạo hành gia đình, người vợ phải chứng minh được là thương tích 11% trở lên mới truy cứu. Song không phải lúc nào nạn nhân cũng được đi giám định, cơ sở y tế địa phương cũng không đủ khả năng làm điều này.

Việc đưa Luật Phòng chống bạo lực gia đình đến với người dân, để mọi công dân đều hiểu biết và tự giác chấp hành sẽ góp phần rất quan trọng trong việc ngăn ngừa, hạn chế bạo lực trong gia đình. Để làm được điều này, rất cần sự chung tay, phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể…Riêng về phía người phụ nữ, cần ý thức tốt hơn về bản thân mình, nhận thức đúng đắn hơn về bản thân để từ đó thường trực ý thức tự bảo vệ bản thân và yêu cầu cao về sự tôn trọng của những thành viên khác trong gia đình. Phụ nữ cần biết luật pháp luôn bảo vệ họ trước nạn bạo hành gia đình. Nhưng trước khi được luật pháp và xã hội bảo vệ, thì người phụ nữ phải biết bảo vệ bản thân. Trang bị cho mình những “quyền trợ giúp” cần thiết để không trở thành nạn nhân của nạn bạo hành gia đình.

Hồng Thúy

Bình luận