Chờ...

Quốc hội thảo luận Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch

(VOH) -  Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 2/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Các đại biểu cơ bản nhất trí với việc sửa đổi các luật liên quan đến quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ của các luật khác với Luật Quy hoạch, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019. Do vậy, một nguyên tắc bất di bất dịch khi rà soát, sửa đổi các luật chuyên ngành khác là phải lấy quy định của Luật Quy hoạch làm gốc. Các luật khác có liên quan phải sửa đổi, bổ sung để bảo đảm phù hợp với Luật Quy hoạch, và chỉ sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa phù hợp.

Đại biểu Lê Xuân Thân, đoàn Khánh Hòa cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch là luật chuyên ngành sâu, khó, nguyên tắc đặt ra là phải sửa đổi dự án luật đề đồng bộ với các luật có liên quan.

“Các luật khác hiện nay quy định về quy hoạch thì quy định rất cụ thể, ví dụ như luật đất đai dành hẳn 1 chương để quy định các nội dung cụ thể. Nhưng giờ hướng dẫn chung để thực hiện luật quy hoạch thì ban hành, Nghị định chưa có. Trong khi đó lại đi sửa nội dung của Luật đất đai, trong khi đó những hướng dẫn thi hành luật chung lại chưa có. Cho nên nó sẽ dẫn đến việc chúng ta sửa những cái cụ thể trong văn bản luật cụ thể như Luật đất đai. Thì nó sẽ dẫn đến việc như là chúng ta đưa những nội dung này khó có sự cân đong đo đếm và đối chiếu cụ thể để đảm bảo thống nhất cho hệ thống pháp luật…”, Đại biểu Lê Xuân Thân nêu.

Toàn cảnh kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14. 

Toàn cảnh kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. 

Điểm đáng chú ý của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch lần này là đề xuất các địa phương sẽ thực hiện song song 2 hệ thống quy hoạch. Một là quy hoạch tỉnh, nằm trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung cả nước; hai là quy hoạch xây dựng tỉnh, tức là hệ thống quy hoạch mang tính kỹ thuật và chuyên ngành hơn. Điều này sẽ giúp cụ thể hóa các định hướng về không gian và vật thể trên địa bàn. Bên cạnh đề xuất thực hiện song song 2 hệ thống, cũng có những ý kiến cho rằng nên tích hợp 2 thành 1.

Về vấn đề quy hoạch tỉnh, đại biểu Đặng Thế Vinh, Hậu Giang nêu ý kiến: “Tôi đề nghị cân nhắc giao Chính phủ quy định chi tiết của nội dung đồ án quy hoạch xây dựng tỉnh tại khoản 2 điều 23 của Luật xây dựng để đảm bảo tính tương đồng, cân đối minh bạch với nhiều nội dung các  quy hoạch khác đã được quy định rõ tại luật này và các luật khác có liên quan. Nội dung đề án quy hoạch tỉnh cũng cần được quy định rõ trong luật này.

Ngoài ra, tôi đề nghị rà soát những nội dung của quy hoạch tỉnh và những nội dung của đồ án, quy hoạch xây dựng tỉnh để loại bỏ những nội dung trùng lắp. Các nội dung đã có trong quy hoạch tỉnh thì không lập lại trong nội dung đồ án quy hoạch tỉnh...”.

Nhằm tuân thủ nguyên tắc không có sự trùng lặp giữa các quy hoạch, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện, các đại biểu đề nghị chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định cụ thể phạm vi, nội dung của các quy hoạch có tính chất, kỹ thuật chuyên ngành thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và mối quan hệ của các quy hoạch này với các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia tại Luật Quy hoạch.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế TPHCM - tỉnh Hyogo, Nhật Bản - Chiều 2/11, tại TPHCM, UBND TPHCM và tỉnh Hyogo - Nhật Bản tổ chức Hội nghị thúc đẩy hợp tác kinh tế TPHCM -Hyogo lần thứ hai năm 2018.
TPHCM và Busan tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực - Chủ tịch Nguyễn Thành Phong mong muốn doanh nghiệp hai bên sẽ có cơ hội hợp tác trong lĩnh vực quản lý cảng biển, logictic, cơ sở hạ tầng phục vụ giao thương bằng đường biển.
Bình luận