Chờ...

Quốc hội thảo luận và góp ý cho dự thảo Luật lưu trữ

(VOH) - Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 8, sáng 19/11, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã thảo luận và góp ý cho dự thảo Luật lưu trữ.

ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) góp ý cho dự thảo Luật lưu trữ - Ảnh: TNO

Phát biểu tại buổi thảo luận hầu hết ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng: Tuy Pháp lệnh Lưu trữ đã ban hành gần 10 năm nay, nhưng trên thực tế công tác lưu trữ, bảo mật, đặc biệt là việc tra cứu tài liệu hiện còn nhiều vướng mắc. Việc ban hành Luật Lưu trữ sẽ góp phần định hướng việc xây dựng cơ chế quản lý, phát huy giá trị đích thực của tài liệu lưu trữ quốc gia; nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với công tác lưu trữ; tiếp tục khẳng định tài liệu lưu trữ là tài sản quý báu của quốc gia, phải được quản lý thống nhất để khai thác, sử dụng lâu dài,...

Các đại biểu đề nghị việc bảo hộ, mua bán tài liệu lưu trữ riêng cá nhân, gia đình, dòng họ; việc cấp bản sao, chứng thực tài liệu lưu trữ; thẩm quyền quyết định việc lựa chọn tài liệu lưu trữ; thủ tục cho phép người nước ngoài sử dụng tài liệu lưu trữ,… là những vấn đề cần được quy định cụ thể và rõ ràng hơn trong Luật. Về quy định việc quản lý phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam, đại biểu Nguyễn Viết Lệnh - Đoàn Bình Định, góp ý:

Cũng liên quan đến vấn đề này, đại biểu Ngô Văn Minh - Đoàn Quảng Nam, góp thêm ý kiến:

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ, tra cứu tài liệu, một số đại biểu cũng đề cập đến việc cần phải hướng tới xây dựng một trung tâm lưu trữ quốc gia thống nhất trong cả nước và thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về lưu trữ. Bên cạnh đó, Luật cũng cần bổ sung thêm các quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ lưu trữ, hạn nộp hồ sơ đảm bảo để các loại hồ sơ lưu trữ bảo quản, bảo mật được tra cứu dễ dàng.

Một vấn đề khác cũng được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đó là xã hội hóa hoạt động lưu trữ. Một số đại biểu tán thành chủ trương cần xã hội hóa một số hoạt động dịch vụ lưu trữ và cho rằng, đây là xu thế chung của thế giới nhằm huy động các nguồn lực xã hội trong việc chăm lo, giữ gìn, bảo vệ an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ. Về vấn đề này, đại biểu Triệu Thị Bình - Đoàn Yên Bái, đề nghị:

Các đại biểu cũng đề nghị Luật cần phải có những quy định chặt chẽ để quản lý hoạt động của loại hình này, tránh tình trạng có thể mua bán tài liệu, trong đó có những tài liệu quan trọng, liên quan đến bí mật Nhà nước, an ninh quốc gia. Việc xác định giá trị tài liệu là công việc đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ sâu và phải do một tập thể đề xuất để quá trình xem xét, đánh giá được chính xác, kỹ lưỡng,…  

Trong phiên làm việc buổi chiều, Quốc hội tiếp tục thảo luận và cho ý kiến dự thảo Luật kiểm toán độc lập.

Với 7 Chương 69 Điều, dự thảo Luật Kiểm toán độc lập quy định các vấn đề về nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hành nghề kiểm toán độc lập; quyền, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán; hoạt động hành nghề kiểm toán độc lập,…

Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm góp ý là các quy định và điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán. Về vấn đề này, dự thảo Luật quy định chỉ được thành lập doanh nghiệp kiểm toán dưới các hình thức công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên; công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, ý kiến của nhiều đại biểu cho rằng: Hiện nay, một số doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức công ty TNHH một thành viên. Vì vậy, đề nghị dự Luật cần bổ sung quy định liên quan đến các doanh nghiệp này để đảm bảo tính nhất quán trong chính sách pháp luật của Việt Nam về đầu tư nước ngoài. Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị: Các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam sau khi dự thảo Luật này được thông qua và có hiệu lực chỉ được lựa chọn 1 trong các loại hình doanh nghiệp như đã quy định tại dự thảo luật.

Nhiều ý kiến đại biểu cũng nhất trí với quy định của dự Luật, cho phép tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp kiểm toán. Vì thị trường dịch vụ kiểm toán của Việt Nam còn non trẻ, trong điều kiện lực lượng kiểm toán viên ở Việt Nam chưa nhiều, khả năng thu hút nhà đầu tư tham gia thành lập loại hình doanh nghiệp này là chưa cao. Do đó nếu không cho phép pháp nhân tham gia thành lập doanh nghiệp sẽ hạn chế khả năng phát triển loại hình doanh nghiệp này. Hơn nữa, dự thảo Luật cũng đã quy định rõ các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán,…

Bình luận