Chờ...

Quốc hội thông qua hai hiệp định EVFTA và EVIPA

(VOH) - Có 457/457 Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết và đã tán thành, với tỷ lệ đạt 100%, Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Sáng ngày 8/6, các đại biểu Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Hiệp định Thương mại Tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) cùng Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một bên là Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EVIPA).

Theo đó, có 457/457 Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết và đã tán thành, với tỷ lệ đạt 100%, Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Với Hiệp định EVIPA, có tổng số 462 Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết (đạt 95,6%), trong đó bấm nút tán thành là 461 (chiếm 95,4%), không tán thành 0 và không biểu quyết là 1 ý kiến (0,21%).

Xét về tổng thể, EVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hóa thị trường để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, từ đó giúp bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam. EVFTA được dự đoán sẽ mang lại tác động tích cực cho cả hai bên, gần 100% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn.

Trong số các Hiệp định thương mại được ký kết, đây là mức cam kết cao nhất mà đối tác dành cho Việt Nam. Do vậy, EVFTA được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ tạo ra cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và các mặt hàng xuất khẩu.

Với việc EVFTA được phê chuẩn, Việt Nam sẽ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư từ EU và trên toàn thế giới. Hơn nữa, khi dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng lên, số lượng đơn thư khiếu nại thương mại cũng sẽ tăng theo.

Về áp dụng điều ước quốc tế, Tổng Thư ký Quốc hội- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết sẽ áp dụng toàn bộ nội dung của Hiệp định, trong đó áp dụng trực tiếp các quy định của Hiệp định tại Phụ lục 2 kèm theo Nghị quyết này; áp dụng các quy định của Hiệp định tại Phụ lục 3 kèm theo Nghị quyết này cho đến ngày Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12 và Luật số 42/2019/QH14 được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành; đồng thời áp dụng Hiệp định với Vương quốc Anh trong thời gian từ ngày Hiệp định có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020 (có thể gia hạn đến 24 tháng theo thỏa thuận giữa Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu về việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu).  

Toàn cảnh phiên biểu quyết

Tổng Thư ký Quốc hội- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo thẩm quyền tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật tại Phụ lục 4 kèm theo Nghị quyết này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để tự mình hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, thực hiện có hiệu quả và theo đúng lộ trình các cam kết của Hiệp định.

Nghị quyết giao Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Hiệp định; phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định; chuẩn bị nguồn lực để bảo đảm tận dụng và phát huy các cơ hội, lợi thế mà Hiệp định đem lại; xây dựng, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định; tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ nội dung Hiệp định để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân; thường xuyên rà soát, đánh giá kết quả và hiệu quả thực thi các cam kết đã ký trong Hiệp định, định kỳ hàng năm báo cáo Quốc hội về việc thực hiện Hiệp định.

Đồng thời giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan hoàn thành thủ tục đối ngoại về việc phê chuẩn Hiệp định và thông báo thời điểm Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam.

Về giám sát thực hiện Nghị quyết, Tổng Thư ký Quốc hội- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu rõ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Hội chữ thập đỏ TPHCM tôn vinh gần 700 cá nhân tiêu biểu hiến máu tình nguyện 20 lần: Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế người hiến máu (14/6), sáng nay 7/6, Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện TPHCM tổ chức lễ tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu năm 2020.

 

Triển khai các gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch: Sở Du lịch TPHCM vừa cho biết các chính sách về giãn thời gian nộp thuế hiện đã được các doanh nghiệp du lịch thụ hưởng.

Bình luận