Chờ...

Tăng mức phạt lái xe sau khi uống rượu bia, người hay nhậu ứng phó ra sao?

(VOH) – Từ 1/1/2020, chính thức áp dụng quy định tăng mức phạt lái xe sau khi uống rượu bia. Nhiều người hay nhậu, các quán nhậu "ứng phó" với quy định này ra sao?

Bữa tiệc cuối tuần anh Tâm (quận Bình Thạnh, TPHCM) vẫn rôm rả như những lần anh tụ họp bạn bè “lai rai”. Điểm khác biệt là các “bạn nhậu” đã không còn tự đi xe máy như trước. Thay vào đó họ bắt grab để sau cuộc vui không phải tự chạy xe máy về. Mức phạt với hành vi lái xe máy sau khi uống rượu bia từ 2 triệu đến 8 triệu đồng rõ ràng đã tác động mạnh đến nhiều người. Một vài người có cách xử trí linh hoạt hơn khi đi cùng vợ để vợ “cầm lái” chở về.

Anh Mạnh (quận Tân Bình) chia sẻ quy định mới “giúp” anh dễ từ chối các cuộc “rượu mời như ép” vì anh vốn không uống được nhiều, trong khi vì nể và bị ép uống, anh thường phải chịu cảnh “quá chén” bất đắc dĩ.

Tăng mức phạt lái xe sau khi uống rượu bia, ứng phó

Ảnh minh họa: Internet

Một số quán nhậu cũng lên “phương án” hỗ trợ khách nhậu, cũng là để đảm bảo việc kinh doanh như nhận giữ phương tiện của khách qua đêm nếu khách hàng sử dụng đồ uống có cồn tại cửa hàng (trước đây, các quán nhậu thường chỉ giữ xe trong ngày).

Đồng thời nhân viên của quán sẽ nhận thêm việc hướng dẫn đặt hoặc đặt xe, bắt xe hỗ trợ khách hàng, đảm bảo an toàn cho việc đi lại của khách. Một Nhà hàng trên đường Lê Quý Đôn (quận 3) còn thông báo với khách vào ăn uống, nếu sử dụng đồ uống có cồn sẽ có xe đưa về nhà miễn phí. 

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có nhiều quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh rượu, bia. Bên cạnh việc phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi, Điều 32, Khoản 6 cũng quy định: “Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia”. Đây được xem là một quy định phù hợp và thiết thực sau khi Luật đã cấm hoàn toàn mọi hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi nồng độ cồn.

Hiện nay, TPHCM đang thực hiện mô hình kiểm tra nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế. Mô hình này giúp cho CSGT kiểm tra được nhiều người điều khiển phuơng tiện hơn mà không bị dồn ứ.

Theo cách này, khi phương tiện vào làn đường kiểm tra, lái xe không cần xuống xe, chỉ cần nhìn CSGT trả lời một số câu hỏi như: "Anh tên gì?, "anh có mang theo giấy tờ không?" là máy đo nồng độ cồn trên tay CSGT sẽ xác định được có nồng độ còn trong hơi thở tài xế hay không.

Nếu có, máy sẽ hiện dòng chữ "Cảnh báo" thì lái xe được yêu cầu xuống xe để thổi vào máy đo nồng độ cồn chuyên dụng để xác định được cụ thể mức độ vi phạm. Nếu không có, CSGT sẽ cảm ơn và mời lái xe tiếp tục lộ trình.

Tuy nhiên, máy này rất nhạy, nhiều trường hợp tài xế ôtô không sử dụng rượu bia nhưng người ngồi bên cạnh có sử dụng, khi lái xe nói chuyện với CSGT mà người bên cạnh nói chuyện thì máy cũng báo "Cảnh báo". CSGT yêu cầu tài xế xuống xe kiểm tra định lượng để xác định mức độ vi phạm thì không có cồn.CSGT giải thích đây là do trong xe đang chở người có sử dụng rượu, bia hoặc có mùi rượu, bia trong xe.

Dự báo thời tiết TPHCM hôm nay 5/1: Ngày nắng nóng, không mưa: Dự báo thời tiết TPHCM hôm nay (5/1), ban ngày trời nắng, đôi lúc có mây. Buổi trưa chiều trời nóng bức.

 

Cục Quản lý Dược khuyến cáo: Không mua các thuốc điều trị ung thư trên mạng để điều trịCục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo khuyến cáo người dân, không mua các thuốc điều trị ung thư trên mạng để điều trị.

Bình luận