Chờ...

Thiết bị giám sát hành trình: Thiệt hại nhiều thứ

(VOH) - Việc gắn thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện giao thông vận tải hiện nay còn nhiều bất cập cần được giải quyết thấu đáo.

Chủ trương gắn thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT) trên phương tiện kinh doanh vận tải là đúng đắn và phù hợp với xu hướng phát triển ngành giao thông vận tải hiện nay. Thiết bị này có lợi cho doanh nghiệp, chủ xe có phương tiện kinh doanh vận tải đường dài giám sát xe hoạt động như thế nào và cơ quan quản lý chuyên ngành có thêm điều kiện tăng cường công tác kiểm soát xe liên quan đến an toàn giao thông trên các cung đường. Thực hiện chủ trương trên từ ngày 1/7 cho đến nay, qua kiểm tra, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã thu hồi giấy phép của 10 đơn vị và 1 đơn vị thử nghiệm cung cấp thiết bị này cho thị trường. Đây là những đơn vị có quy mô hoạt động nhỏ, không có năng lực, trang thiết bị, máy móc, mặt bằng đủ tiêu chuẩn để sản xuất, lắp ráp TBGSHT và duy trì cung cấp dịch vụ. Có đơn vị gian lận, khai báo không đúng nguồn gốc của linh kiện và sản xuất, gia công thiết bị, linh kiện không đúng với mẫu đã được cấp giấy chứng nhận hợp quy. Có thiết bị lắp đặt trên xe sử dụng tín hiệu đo tốc độ GPS không đúng với tốc độ xung chuẩn của Bộ quy định và phần mềm quản lý thiết bị chưa tổng hợp, lưu trữ được dữ liệu theo đúng quy định.

Thanh tra giao thông kiểm tra thiết bị hành trình trên xe khách tại Bến xe  (ảnh minh hoa: BLSO)

Theo các doanh nghiệp, việc thu hồi giấy phép trên trước tiên gây thiệt hại cho doanh nghiệp và chủ xe. Đơn vị cung cấp TBGSHT bị rút giấy phép, coi như là thiết bị mà doanh nghiệp mua của đơn vị đó bị vô hiệu hóa, doanh nghiệp phải mua lại cái mới của đơn vị khác. Việc này không những tốn thêm chi phí mà chất lượng của thiết bị mới này không biết là có bảo đảm hay không. Đã vậy, hiện các nhà mạng viễn thông còn thu cước 3G theo giá mới - giá được điều chỉnh tăng, cộng thêm những thiệt hại khác là tài xế bị phạt 2 triệu đồng và giam bằng lái xe 1 tháng nếu để TBGSHT không hoạt động hoặc vi phạm lỗi kỹ thuật khi bị cơ quan chức năng phát hiện. Ông Trần Văn Quang, chủ xe khách chạy tuyến TPHCM - các tỉnh miền Tây nói:



Hơn 4 tháng thực hiện chủ trương gắn TBGSHT đã phát sinh nhiều vấn đề. Chủ yếu là gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp và chủ xe là do ngay từ đầu chuẩn bị thực hiện chủ trương này không khoa học, chưa có 1 nhà cung cấp thiết bị tầm cỡ mà chỉ cấp giấy phép cho các đơn vị nhỏ lẻ. Chính vì lý do đó mà Bộ phải ra quyết định thu hồi giấy phép của 11 đơn vị làm cho nhiều doanh nghiệp, chủ xe bị thiệt hại do mua các thiết bị của các đơn vị này. Ông Đinh Nam Dinh, Phó chủ tịch Hiệp hội Ô tô vận tải hàng hóa TPHCM cho rằng, có nhiều đơn vị cung cấp thiết bị là phù hợp với tính cạnh tranh của thị trường để khách hàng chọn lựa nhưng tại sao không vận động các nhà mạng viễn thông có uy tín thương hiệu, có công nghệ hiện đại cung cấp thiết bị phần cứng này có lợi cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý chuyên ngành thì có thể không xảy ra tình trạng rút giấy phép của các đơn vị như hiện nay. Chúng tôi cho đây là ý kiến hợp lý trước tình hình có nhiều diễn biến khi thực hiện chủ trương gắn TBGSHT. Các nhà mạng tham gia sản xuất, lắp ráp và cung cấp theo nhu cầu của doanh nhiệp thì chất lượng TBGSHT bảo đảm hơn, các dịch vụ cung ứng cũng yên tâm hơn, doanh nghiệp khỏi phải lo lắng khi đưa thiết bị này vào vận hành.


Theo ông Lê Hoàng Trung, Phó chủ tịch Hiệp hội Ô tô vận tải hàng hóa TPHCM, các nhà mạng cung cấp thiết bị và cung ứng dịch vụ phải hiểu một thực tế đang vướng hiện nay, xe chạy trên các tuyến xa, vùng sâu không có tín hiệu. Vậy thì điều doanh nghiệp vận tải quan tâm là khi nhà mạng tăng cước 3G liên quan đến TBGSHT đã phù hợp hay chưa hay là chỉ làm tăng thêm gánh nặng về chi phí cho doanh nghiệp. Ông Lê Hoàng Trung cho rằng:



TBGSHT hoạt động không khác gì máy điện thoại di động, block tính cước là 30 giây vẫn tính tròn 1 phút. Ngoài ra, tại những nơi không có tín hiệu, TBGSHT không hoạt động được chắc chắn sẽ bị cơ quan chức năng kiểm tra xử phạt, thiệt hại thuộc về tài xế. Trong khi đó, tài xế chỉ là người làm công cho doanh nghiệp và chủ xe. Từ những phát sinh trong quá trình thực hiện chủ trương gắn TBGSHT, ông Thạch Như Sỹ, Phó Thanh tra Bộ GTVT có ý kiến:



Thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều nguyên nhân khác. Đó là cho đến nay vẫn chưa có quy chuẩn, quy định thống nhất, chi tiết rõ ràng về các tiêu chí, cách tính các thông tin bắt buộc trên TBGSHT, cho nên ngoài việc sớm ban hành quy chuẩn, quy định trên và theo đề xuất của thanh tra Bộ. Trong đó có phương án giới thiệu nhà cung cấp thiết bị lớn cũng không thể bằng các nhà mạng có sẳn hạ tầng hiện đại. Bộ GTVT nghiên cứu và cho phép các nhà mạng tham gia vào việc cung cấp TBGSHT này để các doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn nhà cung cấp có năng lực thực sự, không để xảy ra những phát sinh nữa gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Một khi các nhà mạng được cấp phép thì phải công khai thông tin và kèm theo bảng tính cước phù hợp đã được các doanh nghiệp, chủ xe đồng thuận./.

Bình luận