Chờ...

Tin tổng hợp sáng 18/11: TPHCM tiêm vắc xin đợt 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi từ ngày 22/11

Đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 2 cho trẻ 12-17 tuổi từ ngày 22/11 đến 28/11 cho 2 nhóm đối tượng.

TIN TRONG NƯỚC

TP.HCM: tiêm vắc xin đợt 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi từ ngày 22/11

Sở Y tế TP.HCM ngày 17-11 cho hay đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 2 cho trẻ 12-17 tuổi từ ngày 22/11 đến 28/11 cho 2 nhóm đối tượng. Thứ nhất là tiêm mũi 2 cho trẻ 12-17 tuổi sinh sống, học tập tại TP.HCM và đã tiêm mũi 1 đủ thời gian (kể cả trẻ tiêm mũi 1 tại tỉnh, thành khác). Thứ hai là tiêm mũi 1 cho trẻ 12-17 tuổi sống và học tập tại TP.HCM nhưng chưa tiêm trong đợt 1 do phải hoãn tiêm, mới tròn 12 tuổi, mới đồng thuận tham gia tiêm chủng, mới trở về TP.HCM...

Tin tổng hợp sáng 18/11: TP.HCM: tiêm vắc xin đợt 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi từ ngày 22/11 1

Từ 22-11, TP.HCM tiêm vắc xin đợt 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi Ảnh : TTO

Sở Y tế đề nghị các đơn vị rà soát, thống kê số lượng và lập danh sách trẻ từ 12-17 tuổi cần tiêm vắc xin, đồng thời nhắc nhở, hướng dẫn phụ huynh hoặc người giám hộ cung cấp thông tin căn cước công dân/mã số định danh cá nhân và địa chỉ thường trú của trẻ.

Với trẻ chưa có căn cước công dân, công an cấp xã hỗ trợ người dân nhận mã định danh cá nhân hoặc có biện pháp giải quyết phù hợp nếu không kịp cấp mã. Với học sinh, sinh viên chưa tròn 18 tuổi đang học cao đẳng, đại học, Sở Giáo dục và đào tạo phối hợp với cơ sở giáo dục lập danh sách, chuyển về trung tâm y tế hoặc phòng y tế địa phương nơi cư trú để tổ chức tiêm.

Tài xế xe ôm công nghệ phải tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin hoặc F0 đã khỏi bệnh

Tối hôm qua 17-11, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã hướng dẫn về tổ chức hoạt động vận tải trên địa bàn TP.HCM (cấp độ dịch cấp 2) áp dụng kể từ 17-11 cho đến khi có thông báo mới. Theo đó, xe ôm công nghệ được hoạt động tối đa không quá 50% số xe của mỗi hãng. Tài xế đáp ứng điều kiện là đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 và phải tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch 5K. Trường hợp xe giao hàng thì phải tuân thủ quy trình giao nhận hàng để đảm bảo phòng chống dịch. Riêng xe ôm truyền thống tiếp tục dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.

Tin tổng hợp sáng 18/11: TP.HCM: tiêm vắc xin đợt 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi từ ngày 22/11 2

Xe ôm công nghệ được hoạt động tại TP.HCM từ ngày 17-11, trong khi xe ôm truyền thống tiếp tục dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới - Ảnh:  TTO

Xe taxi, xe khách tuyến cố định và xe trung chuyển, xe hợp đồng, xe vận chuyển công nhân và chuyên gia, xe du lịch (bao gồm tuyến du lịch triển khai thí điểm từ TP đến TP Vũng Tàu và ngược lại) được phép hoạt động khi đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Đồng thời, phù hợp với phương án tổ chức hoạt động vận tải của địa phương nơi đến. Xe buýt thực hiện theo kế hoạch do Sở Giao thông vận tải công bố. Đối với đường sắt, đường hàng không hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Còn các loại hình vận tải đường thủy được hoạt động khi đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch.

Bà Rịa - Vũng Tàu: ghi nhận 347 ca nhiễm cộng đồng trong ngày 17-11, F0 nhẹ được điều trị tại nhà từ 25-11

Tối hôm qua 17-11, ông Phạm Viết Thanh - bí thư Tỉnh ủy, trưởng Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - cho biết, sau cuộc họp của Ban chỉ đạo vào chiều cùng ngày, tỉnh này quyết định từ ngày 25-11, những F0 thể nhẹ, không triệu chứng và đủ điều kiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế sẽ được điều trị tại nhà. Từ nay đến đó là thời gian để tỉnh này chuẩn bị các điều kiện về hậu cần, thuốc men cũng như làm video clip tuyên truyền, tập huấn điều trị tại nhà cho các F0.

Được biết, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cho F1 đủ điều kiện được cách ly tại nhà và hiện có khoảng 2.000 F1 đang thực hiện theo phương cách này. Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, ngày 17-11, tỉnh này ghi nhận 347 ca F0 ngoài cộng đồng. Con số này là "đỉnh mới" về ca nhiễm ngoài cộng đồng trong một ngày tại địa phương này tính từ khi dịch COVID-19 xảy ra đến nay.

TP.HCM: họp mặt kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất VN

Hôm qua 17.11, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18.11.1930 - 18.11.2021) và sơ kết công tác phòng chống dịch Covid-19 lần 4, với sự tham dự của ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM; bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM; ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM.

Ông Nguyễn Văn Nên ghi nhận thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã phát huy vai trò tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, có những công tác thiết thực như vận động tiền để ủng hộ phòng chống dịch, thành lập trung tâm an sinh... Đồng thời, ông gửi lời cảm ơn đến các tổ chức thành viên, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, đại biểu các dân tộc, người Việt Nam ở nước ngoài, các doanh nghiệp… đã sát cánh cùng TP.HCM chống dịch, giúp đỡ người dân khó khăn.

Tại đây, lãnh đạo Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Thành ủy TP.HCM trao tặng Huân chương Lao động hạng 3 và bằng khen của Thủ tướng cho tập thể, cá nhân xuất sắc; trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc” cho cá nhân; trao tặng hoa tươi tập thể được đề xuất tặng Huân chương Lao động.

Kiên Giang: Bắt bị can chuyên cướp giật vé số của người già, người tàn tật

Ngày 17-11, Cơ quan CSĐT Công an TP.Rạch Giá (Kiên Giang) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam Trần Văn Mong (24 tuổi, ngụ P.Vĩnh Thanh Vân, TP.Rạch Giá) để điều tra về hành vi cướp giật tài sản.

Trước đó, vào trưa 11-11, Công an P.Vĩnh Lạc nhận được tin báo của một phụ nữ lớn tuổi hành nghề bán vé số dạo về việc bị một thanh niên đi xe máy cướp giật hơn 60 tờ vé số khi đang đi bán dạo trên đường. Trích xuất camera an ninh, công an phát hiện kẻ gây án chính là Trần Văn Mong nên bắt giữ.

Tin tổng hợp sáng 18/11: TP.HCM: tiêm vắc xin đợt 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi từ ngày 22/11 3

Trần Văn Mong bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi cướp giật tài sản. Ảnh Thanhnien

Tại Cơ quan Công an, Mong thừa nhận đã gây ra vụ cướp giật nói trên. Ngoài ra, Mong còn khai trước đó vài ngày đã thực hiện trót lọt 3 vụ cướp giật vé số của 3 người tàn tật đi xe lăn và người già vì biết những người này không có khả năng rượt đuổi. Tất cả vé số cướp giật được, Mong đem bán lại cho một đại lý bán vé số ven đường để lấy tiền tiêu xài. Theo Cơ quan Công an, Mong có 2 tiền án về tội trộm cắp và cướp giật tài sản, vừa mới ra tù.

Hôm qua cả nước có 9.849 ca nhiễm mới

Hôm qua (17.11), 9.849 ca nhiễm mới. Số ca nhiễm tăng, số ca tử vong giảm so với ngày trước đó

Cả nước ghi nhận 9.849 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 9.839 ca ghi nhận trong nước (tăng 198 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 4.956 ca trong cộng đồng). Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 3.873, nâng tổng số ca được điều trị khỏi : 874.870 Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.338 ca, Cả nước có 67 ca tử vong trong hôm nay, riêng tại TP. Hồ Chí Minh là 26 ca.

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh cao (trên 100 ca): TP. Hồ Chí Minh (1.337), Đồng Nai (664), Bình Dương (601), An Giang (527), Tiền Giang (526), Bình Thuận (489), Đồng Tháp (489), Bà Rịa - Vũng Tàu (428), Kiên Giang (396), Tây Ninh (376), Sóc Trăng (364), Bạc Liêu (323), Vĩnh Long (290), Cà Mau (233), Hà Nội (218), Bình Phước (217), Đắk Lắk (188), Bến Tre (180), Long An (153), Trà Vinh (152), Cần Thơ (145), Khánh Hòa (144), Hà Giang (134), Bắc Ninh (107

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (-307), Tiền Giang (-145), Cà Mau (-107).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (+154), Bà Rịa - Vũng Tàu (+128), Đắk Lắk (+100). Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 8.831 ca/ngày.

TIN THẾ GIỚI

Indonesia nâng cấp độ chống dịch trong dịp nghỉ lễ cuối năm

Hôm qua, Bộ trưởng Điều phối phát triển con người và văn hóa Indonesia Muhadjir Effendy cho biết lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng cấp độ 3 sẽ được áp đặt đồng bộ trên khắp cả nước trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới 2022.

 Biện pháp này được ban hành với mục tiêu siết chặt các hoạt động đi lại của người dân và ngăn chặn sự gia tăng đột biến các ca mắc mới được dự báo sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới.

Hàn Quốc rút ngắn thời gian tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19

Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực đẩy nhanh việc tiêm mũi tăng cường trong bối cảnh số ca nhiễm mới và những ca nghiêm trọng gia tăng sau khi nước này bắt đầu thực thi kế hoạch sống chung với COVID-19.

Khoảng cách giữa mũi tiêm bình thường với mũi tiêm tăng cường đã được rút ngắn từ 6 tháng xuống còn 4 tháng cho những người từ 60 tuổi trở lên, các nhân viên tại nhà dưỡng lão và những người làm việc tại các khu vực có nguy cơ cao. Điều này sẽ giúp Hàn Quốc hoàn tất việc tiêm mũi tăng cường cho nhóm này vào tháng 12.

Tin tổng hợp sáng 18/11: TP.HCM: tiêm vắc xin đợt 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi từ ngày 22/11 4

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Đức áp đặt nhiều biện pháp cứng rắn phòng dịch

Sau khi vượt Nga và trở thành điểm lây nhiễm COVID-19 "nóng" nhất châu Âu, Đức nhanh chóng có những biện pháp cứng rắn phòng dịch.

Quy tắc 2G, 3G - quy tắc với những người đã tiêm đủ vaccine, đã khỏi bệnh và đã xét nghiệm được nhiều địa phương tại Đức áp dụng. Những người chưa tiêm đầy đủ vaccine COVID-19, trừ trẻ em, thiếu niên và một số trường hợp nhất định không thể tiêm, sẽ không được phép tham dự các sự kiện, hoạt động trong không gian kín. Tại các bang khác, người chưa tiêm phòng COVID-19 làm việc tại các cơ sở dưỡng lão phải xét nghiệm hàng ngày.

Bệnh hô hấp gia tăng đột biến tại Ấn Độ, trong đó có cả trẻ em

Nhiều bệnh viện ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ cho biết, số lượng bệnh nhân mắc bệnh hô hấp nhập viện tăng đột biến sau khi mức độ ô nhiễm tăng cao.

Cụ thể, đã có sự gia tăng mạnh số bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với không khí ô nhiễm kéo dài, đa số họ cảm thấy khó thở, tức và đau ngực. Bên cạnh đó, số bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính về hô hấp cũng gia tăng như bệnh hen suyễn hay người nghiện thuốc lá. Đáng chú ý, trong số các bệnh nhân còn có cả trẻ em.

Tin tổng hợp sáng 18/11: TP.HCM: tiêm vắc xin đợt 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi từ ngày 22/11 5

Thiết bị phun nước để giảm bụi vận hành bên ngoài Tòa án Tối cao Ấn Độ tại New Delhi ngày 16/11. Ảnh: ANI

Lạm phát tại Anh lên mức cao nhất trong gần một thập kỷ

Nguyên nhân của việc lạm phát tăng cao là do giá năng lượng tăng và nhu cầu tiêu dùng nhảy vọt trong giai đoạn hậu phong tỏa do dich COVID-19.

Nguyên nhân là do giá năng lượng tăng và nhu cầu tiêu dùng nhảy vọt trong giai đoạn hậu phong tỏa do dich COVID-19.

Trước đó, lạm phát của Anh trong tháng 9 là 3,1%, cao hơn so với mục tiêu chính phủ đề ra là 2%, từ đó làm dấy lên đồn đoán về khả năng Ngân hàng trung ương Anh sẽ tăng lãi suất.

Khủng hoảng di cư trầm trọng hơn ở biên giới Belarus-Ba Lan

Bạo lực đã bùng phát giữa người di cư ở phía lãnh thổ Belarus và lực lượng an ninh Ba Lan. Trong khi đó, các bên đang nỗ lực tìm cách giải quyết căng thẳng liên quan cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới hai nước.

Có tới 4.000 người di cư, phần lớn tới từ Iraq và Afghanistan đang chờ ở các khu rừng ven biên giới Ba Lan và cũng là biên giới ngoài của Liên minh châu Âu và Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Khu vực biên giới này đã bị áp đặt tình trạng khẩn cấp.

Bình luận