Header-01
Đăng nhập

Vấn đề hôm nay: Không nên tăng giá xe buýt ở thời điểm hiện nay

(VOH) - Liên Sở giao thông vận tải và Sở tài chính vừa trình thành phố phương án tăng giá xe buýt . Theo đó, các tuyến xe buýt, nếu hành khách đi suốt tuyến đều tăng thêm 1000 đồng/ lượt. Ngành xe buýt sẽ bỏ vé tháng và thay vào đó là tập vé. Lý giải của ngành giao thông vận tải đưa ra là do chi phí tăng : nhiên liệu, lương công nhân, bảo trì, bảo dưỡng phương tiện tăng ..v.v. xem ra chưa thuyết p

Vấn đề hôm nay: Không nên tăng giá xe buýt ở thời điểm hiện nay


(VOH) - Liên Sở giao thông vận tải và Sở tài chính vừa trình thành phố phương án tăng giá xe buýt . Theo đó, các tuyến xe buýt, nếu hành khách đi suốt tuyến đều tăng thêm 1000 đồng/ lượt. Ngành xe buýt sẽ bỏ vé tháng và thay vào đó là tập vé. Lý giải của ngành giao thông vận tải đưa ra là do chi phí tăng : nhiên liệu, lương công nhân, bảo trì, bảo dưỡng phương tiện tăng ..v.v. xem ra chưa thuyết phục.

img thumbXem toàn màn hình
Sinh viên là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng vé xe buýt. Ảnh: VNN
Thứ nhất , nhiên liệu tăng thì rõ ràng là ngành giao thông vận tải cố đấm ăn xôi. Năm ngoái , giá dầu thế giới tăng có thời điểm 147 USD/thùng và giá xăng trong nước gần 20.000 đồng/lít. Thành phố đã chấp nhận điều chỉnh tăng, còn bây giờ, giá dầu thế giới giảm gần 2/3 và giá xăng trong nước giảm gần một nữa. Thế mà ngành giao thông vận tải đưa ra lý do gía nhiên liệu tăng là không thể chấp nhận.


Thứ hai, giá vật tư, lương công nhân,  bảo trì, bảo dưỡng tăng để thuyết minh cho tăng giá xe buýt thì không thể biện minh cho quản lý yếu kém của ngành giao thông vận tải. Tất cả giá vật tư, nguyên liệu, thị trường trong nước cũng như thế giới không hề tăng, chỉ có giảm vì tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Còn lương công nhân thì có tăng cũng không đáng kể vì chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu giá thành.

Như vậy, lý do mà ngành giao thông vận tải đưa ra để tăng giá xe buýt là không có cơ sở và không thuyết phục. Mặt khác, trong thời điểm hiện nay, chính phủ đang chủ trương kích cầu tiêu dùng và thành phố đang ráo riết vận động người dân hạn chế phương tiện đi lại cá nhân và thay vào đó là đi lại bằng phương tiện công cộng thì với việc tăng gái xe buýt này, chủ trương của chính phủ và cuộc vận động của thành phố sẽ khó thu được kết quả.


Hiện nay, đi lại bằng phương tiện vận chuyển công cộng chủ yếu là các học sinh, sinh viên, người lao động nghèo. Và ngành giao thông vận tải cũng chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu đi lại của người dân. Chất lượng xe phục vụ của xe buýt chưa cao. Bỏ trạm, trễ giờ, hành hung hành khách, cửa quyền, hách dịch, phóng nhanh, vượt ẩu ...đang diễn ra hàng ngày. Bỏ vé tháng là đối tượng học sinh, sinh viên thường sử dụng đã gây khó khăn vì hấu hết họ phải đi từ hai chặng trở lên mới đến được điểm đến. Nếu trước đây dùng vé tháng thì chi phí 60.000 đồng/tháng, nhưng nay đi bằng vé tập thì chi phí sẽ phải gấp đôi. Trong khi xe gắn máy và xăng giảm thì số lượng hành khách đông đảo này sẽ chuyển sang đi lại bằng phương tiện cá nhân, tiếp tục góp phần gây ách tắc giao thông. Trong khi chính phủ đang tìm mọi giải pháp để không ảnh hưởng đến đời sống người lao động mà ngành giao thông vận tải lại tăng giá xe buýt là đánh trực tiếp vào đời sống của người lao động.


Trong khi đó, các địa phương lân cận của thành phố đã cho quảng cáo trên xe buýt thì thành phố lại vẫn im lặng. Thiệt hại do không cho quảng cáo trên xe buýt có thể lên đến 100 tỷ đồng mỗi năm. Nếu số tiền này thu được sẽ góp phần trợ giá cho xe buýt thì đâu cần tăng giá xe buýt ở thời điểm hiện nay. Như vậy, việc liên Sở giao thông vận tải và Sở tài chính đề nghị tăng giá xe buýt trong khi chủ trương của chính phủ đang kích cầu tiêu dùng và thành phố vận động người dân đi lại bằng phương tiện công cộng là không phù hợp và phản tác dụng.
 

Nguyễn Khánh
 

Bình luận