Xác một con tê giác Javan tại Vườn quốc gia Cát Tiên

Ngày 10/5, thông tin từ Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) cho biết: Một con tê giác Javan quý hiếm được tìm thấy đã chết tuần trước ở vườn Quốc gia Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) vào ngày 29/4.

Đây là một trong 2 cá thể hiếm hoi của loài này được xác định còn tồn tại trên trái đất. Hiện phân loài này cũng chỉ được tìm thấy ở Việt Nam. Ngoài ra, trên thế giới cũng chỉ còn phân loài của tê giác Javan: Phân loài còn nhiều nhất chỉ sống ở Vườn quốc gia Ujung Kulon (Java, Indonesia) với xấp xỉ 40 đến 60 cá thể còn sống. Một phân loài khác chỉ tìm thấy ở Bengal, AssamMyanmar hiện đã tuyệt chủng.

Một cá thể tê giác tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Ảnh minh họa

Con tê  giác Javan này được cho là đã bị giết bởi những người săn trộm sau khi một cuộc thử nghiệm khoa học được thực hiện bởi WWF và các nhà chức trách của vườn quốc gia. Con tê giác đã bị bắn chết, sừng đã bị lấy đi. Sừng tê giác là một mặt hàng giá trị cao trong thị trường động vật hoang dã phi pháp, với lớp vỏ và cặn được dùng như một loại thuốc.

Những người dân địa phương thông báo việc tìm thấy xác của loài động vật có vú lớn này đến các nhà chức trách của vườn quốc gia vào ngày 29/4. Loài tê giác này đã được liệt kê trong Sách Đỏ những loài động vật quí hiếm cần được bảo vệ vào năm 2009.

Được biết, WWF vừa mới kết thúc một cuộc khảo sát tại nhiều nơi trên thế giới, dùng những chú chó nghiệp vụ từ Anh để tìm phân tê giác. Những mẫu phân này sẽ được phân tích DNA để tìm ra chính xác tình trạng dân số của loài này.

Kết quả của cuộc điều tra chưa được công bố cho đến cuối năm nay. WWF sẽ gửi mẫu được lấy từ xương chú tê giác đã chết tại Vườn quốc gia Cát Tiên đến Đại học Queen ở Canada để phân tích xem DNA có trùng với bất cứ mẫu phân nào được tìm thấy trong cuộc khảo sát số lượng loài tê giác trên không.

(Theo cand.com.vn)

Bình luận