Kỳ lạ tuyết trắng biến thành hồng trên sông băng thuộc dãy núi Alps

(VOH) - Hiện tượng tuyết trắng biến màu hồng trên sông băng thuộc dãy núi Alps khiến nhiều nhà khoa học phải tranh cãi. Tuy nhiên điều này cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ rệt.

Phía Tây của dãy núi Alps bắt đầu từ thành phố Nice đi qua biển Bắc Italy, miền nam Thuỵ Sĩ, Liechtenstein, miền nam Đức và dừng lại ở thung lũng Wien của Áo. Tổng chiều dài là 1.200 km. Dãy núi có chiều ngang dài 120-200 km, có nơi 300 km. Cả dãy Alps có hơn 1.200 dòng sông băng với tổng diện tích 3.600 km vuông.

Theo tờ The Guardian (Anh), các nhà nghiên cứu đang tranh luận về nguồn gốc của một loại tảo mà người ta cho rằng đã tạo nên hiện tượng tuyết trắng hóa hồng này. Tuy nhiên, chuyên gia Biagio Di Mauro thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Italy cho rằng tuyết hồng trên sông băng Presena nhiều khả năng do một loại tảo đã được phát hiện trước đó tại Greenland có tên Ancylonema nordenskioeldii tạo nên.

Tuyết hồng được cho là do loại tảo Ancylonema nordenskioeldii tạo nên

Tuyết hồng được cho là do loại tảo Ancylonema nordenskioeldii tạo nên

“Loại tảo này không nguy hiểm. Nó là một hiện tượng tự nhiên xảy ra trong giai đoạn từ mùa xuân đến mùa hè, không chỉ ở vĩ tuyến giữa mà còn ở vùng cực”, ông Di Mauro, người trước đây đã nghiên cứu về loại tảo trên sông băng Morteratsch tại Thụy Sĩ, cho biết.

Loại thực vật này được gọi là Ancylonema nordenskioeldii, thường xuất hiện tại vùng Dark Zone của Greenland, nơi những dòng sông băng đang tan chảy.

Thông thường, băng phản chiếu hơn 80% bức xạ Mặt Trời vào bầu khí quyển. Nhưng khi tảo xuất hiện, chúng làm băng tối màu hơn, hấp thụ nhiệt và tan nhanh hơn. Càng nhiều tảo, băng tan càng nhanh, giúp chúng có thêm nước, không khí và biến mặt băng trắng tinh ở Passo Gavia thành màu đỏ.

“Mọi thứ khiến tuyết trở nên tối màu đều làm tuyết tan chảy, do chúng đẩy mạnh mức hấp thụ bức xạ. Chúng tôi đang cố gắng xác định ảnh hưởng của những hiện tượng khác ngoài con người trong việc khiến nhiệt độ Trái Đất tăng lên nhanh chóng”, ông Di Mauro nói và nhấn mạnh rằng sự hiện diện của người leo núi và thang máy trượt tuyết cũng tác động đến sự phát triển của tảo.

Khách du lịch đến sông băng đang phàn nàn về tác động của biến đổi khí hậu. Họ cho rằng tình trạng ấm lên của Trái Đất là một vấn đề nghiêm trọng.

“Tôi cảm thấy Trái Đất đangđáp  trả lại tất cả những gì chúng ta đã làm với nó. Năm 2020 là một năm đặc biệt. Nhiều điều khủng khiếp đã xảy ra. Hiện tượng khí quyển đang xấu đi. Biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt”, cô Elisa Pongini, du khách đến từ thành phố Florence, Italy, cho biết.

Chú chó cao nhất thế giới lập thêm kỷ lục: chú chó già nhất - (VOH) - Chú chó Enormous Freddy thuộc giống Great Dane vừa lập kỷ lục sống thọ nhất thế giới khi vừa được chủ tổ chức sinh nhật lần thứ 8.

Bình luận