Chờ...

Cảnh báo việc cấy chip AI vào não vì có thể đe dọa về tinh thần con người

VOH - Tiềm năng phát triển của AI không chỉ dừng lại ở máy móc, công nghệ.

Liên Hợp Quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những tiến bộ "có khả năng gây hại" trong công nghệ thần kinh, cho thấy việc cấy ghép và quét não có thể cho phép trí tuệ nhân tạo xâm phạm suy nghĩ riêng tư của con người, theo Agence France- Presse.

Mariagrazia Squicciarini, một nhà kinh tế từ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc nói với AFP: “Khi trí tuệ nhân tạo tăng cường lĩnh vực công nghệ thần kinh, nó cần có những quy định cụ thể".

Gabriela Ramos, trợ lý tổng giám đốc về khoa học xã hội và nhân văn của UNESCO cho rằng "công nghệ này có khả năng trong phạm vi rộng và có thể gây hại đối với con người".

“Chúng ta đang trên con đường dẫn đến một thế giới mà trong đó các thuật toán sẽ cho phép giải mã các quá trình tinh thần của con người, trực tiếp điều khiển các cơ chế não bộ làm cơ sở cho suy nghĩ, cảm xúc và những quyết định của họ”, Ramos nói thêm.

Cảnh báo việc cấy chip AI vào não vì có thể đe dọa về tinh thần con người 1
Việc cấy chip AI vào não con người có thể gây hại. 

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc -  Antonio Guterres cho biết, công nghệ này đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Mặc dù công nghệ này có thể thay đổi cuộc sống, nhưng nó có thể phải trả giá.

Hannah Galvin, một phụ nữ mắc chứng động kinh được cài đặt một thiết bị công nghệ thần kinh trong não để phát hiện các cơn co giật và thông báo cho bệnh nhân khi nào nên nằm xuống. Cuối cùng, thiết bị này đã khiến cuộc sống của Galvin trở nên tồi tệ hơn khi có tới 100 cơn co giật mỗi ngày.

Tôi cảm thấy như có ai đó ở trong đầu mình, nhưng đó không phải là tôi. Và ngày càng cảm thấy chán nản. Tôi không thích điều đó chút nào", Galvin nói.

Cuối cùng, Galvin đã phải tháo thiết bị này ra khỏi cơ thể mình.

Tuy nhiên, công nghệ này có thể trở nên tuyệt vời đối với những người khác, cho phép người mù có thể nhìn thấy hoặc người bị liệt có thể đi lại, theo AFP.

"Công nghệ thần kinh có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe, nhưng nó cũng có thể truy cập và thao túng bộ não con người. Nó có thể ảnh hưởng đến phẩm chất con người, tự do tư tưởng và quyền riêng tư", tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay nói vào tháng 6 vừa qua.

Bình luận