Chờ...

Truyện tranh sử dụng AI ở Nhật gây tranh cãi

(VOH) - Dù bộ truyện vô cùng hoàn hảo về mặt hình ảnh, nhưng việc để công nhận đây có phải là nghệ thuật không vẫn đang gây tranh cãi ở xứ sở Phù Tang.

Theo CNN, trong cuốn truyện tranh "Cyberpunk: Peach John", tác giả truyện tranh Rootport đã mô tả nhân vật anh hùng Momotaro - người được cho là sinh ra từ một quả đào khổng lồ nhưng phải sống trong một tương lai đen tối.

Mặc dù cốt truyện và cách dẫn truyện đều do tác giả nghĩ ra, nhưng tất cả những hình ảnh đều từ trí tuệ nhân tạo (AI). Tác giả 37 tuổi này cho biết, anh chưa bao giờ vẽ truyện tranh bằng tay.

Theo công ty xuất bản, “Cyberpunk: Peach John”, là tác phẩm truyện tranh AI toàn diện đầu tiên từng được xuất bản. Nó được sản xuất bằng Midjourney, một trình tạo hình ảnh trực tuyến có thể tạo các bản vẽ chi tiết tùy thuộc cách của người dùng.

Rootport, một nghệ sĩ sống ở Tokyo, đã bắt đầu việc sáng tác truyện tranh bằng một loạt các mô tả văn bản, sau đó tinh chỉnh để tạo ra những bức tranh phù hợp với cốt truyện của mình.

Truyện tranh sử dụng AI ở Nhật gây tranh cãi 1
Cuốn truyện tranh đầu tiên được sử dụng hình ảnh bằng công nghệ AI.

Tác giả Rootport cho biết đã hoàn thành tác phẩm chỉ trong 6 tuần với hơn 100 trang. Không giống như nhiều ấn phẩm truyện tranh khác, nếu được in đầy đủ màu sắc với quy mô hoàn chỉnh, sẽ phải mất hơn một năm để hoàn thành.

Các công cụ hình ảnh AI trực tuyến như Midjourney, DALL-E 2, Stable Diffusion và Google's Imagen đã trở nên phổ biến kể từ khi công bố rộng rãi vào năm ngoái. Tuy nhiên, các tác giả truyện tranh vẫn mất nhiều công sức để tạo ra "hình ảnh hoàn hảo cho một cảnh cụ thể” trong tác phẩm của mình.

Một ví dụ là công cụ Midjourney không có khả năng tái tạo chính xác các nhân vật đã có từ trước ở tư thế mới hoặc với biểu cảm mới. Để khắc phục điều này, Rootport đã tạo ra những đặc điểm dễ nhận biết của từng nhân vật để giúp người đọc dễ dàng nhận ra hơn khi cốt truyện tiến triển, chẳng hạn như tóc hồng, tai chó hoặc bộ kimono đỏ thẫm.

Các công cụ hình ảnh AI cũng nổi tiếng là gặp khó khăn trong việc sao chép chính xác bàn tay con người, thường xuất hiện với quá nhiều hoặc quá ít ngón tay. Do đó, Rootport nói rằng đã tinh chỉnh lại bằng cách hạn chế các cảnh có bàn tay của nhân vật. Các công cụ hình ảnh AI đang làm dấy lên mối lo ngại mới về tính toàn vẹn và trí tưởng tượng nghệ thuật.

Mặt khác, Rootport nhấn mạnh cuốn truyện tranh được tạo ra bằng AI này là một tác phẩm nghệ thuật. Tác giả cũng nói thêm khi anh đăng bản xem trước lên mạng, nó đã được đón nhận nồng nhiệt.

Tuy nhiên, Rootport tin rằng AI sẽ không khiến các nghệ sĩ mất việc làm trong tương lai gần. Anh ấy so sánh phương pháp của mình với việc tạo ra nhạc bằng nhạc cụ MIDI. Rootport rằng công nghệ AI cuối cùng sẽ giải phóng các nghệ sĩ khỏi “quy trình mệt mỏi” khi sáng tác truyện tranh.

Bình luận