Chờ...

Người dân tấp nập đi lễ chùa rằm tháng Giêng

(VOH) - Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu được người Việt Nam rất coi trọng và quan niệm rằng “cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”.

Vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn vì những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường.

Vào dịp này, những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình chẳng may nhà có tang trong dịp Tết Nguyên Đán sẽ được ăn Tết bù...

 

Đối với nhiều gia đình Việt, ngày Rằm tháng Giêng là ngày lễ lớn bởi đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới nên rất được coi trọng. Trong dân gian hiện còn lưu truyền câu nói: “Lễ tất cả năm không bằng đi lễ ngày Rằm tháng Giêng” để nói lên tầm quan trọng của ngày lễ này.

Vào ngày Rằm tháng Giêng, người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên ở nhà để cầu mong những điều tốt lành trong một năm mới.

Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái Phật, có gia đình cúng Thổ công, Thần Tài hoặc cúng âm hồn… nhưng bao giờ mỗi nhà cũng có cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn thuận lợi để khởi đầu thật sự cho 1 năm mới theo lịch âm.

Bình luận