Chờ...

Kiến nghị xác định bán trú là khâu dịch vụ trong trường học

(VOH) - Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM vừa có thông tin chính thức về tình hình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và Sách giáo khoa lớp Một tại TPHCM.

Trong đó, kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ sở giáo dục thực hiện việc xã hội hóa tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, nhất là trong giai đoạn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Cụ thể, Sở Giáo dục và Đào tạo mong muốn xác định môn tự chọn ở cấp tiểu học là khoản thu thỏa thuận khi thực hiện xã hội hóa tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; xác định bán trú là khâu dịch vụ trong trường học để thực hiện xã hội hóa.

 xã hội hoá, bán trú
Học sinh tiểu học trong giờ ăn bán trú.

Năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và Sách giáo khoa mới, bắt đầu với khối lớp Một. Chương trình xây dựng trên cơ sở học sinh được 2 buổi/ngày và sĩ số hạn chế. Điều này chưa thể thực hiện đồng loạt tại TPHCM. Hiện, Thành phố có 560 trường Tiểu học với 78 trường đạt chuẩn Quốc gia (gần 14%); tỉ lệ trung bình trường tiểu học/phường-xã là gần 02 trường. Tỉ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đạt gần 75%; có 16.807 lớp học/15.790 phòng học, tỉ lệ phòng học trung bình chung là 0,94 nên một số đơn vị chưa đáp ứng đủ số phòng học để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng dẫn rõ quy định về thời lượng giáo dục tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học để các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học, bố trí các tiết dạy cho phù hợp giữa các buổi và tổ chức các hoạt động giáo dục sau giờ học chính thức.

Bình luận