Chờ...

Liên Hợp Quốc: Ứng dụng quá nhiều công nghệ vào giáo dục sẽ không hiệu quả

VOH - Việc phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ trong giáo dục có thể không hiệu quả, thậm chí gây bất lợi khi nó cản trở việc trẻ đạt được các kỹ năng cơ bản như đọc, Liên Hợp Quốc đưa ra cảnh báo trên

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) cho biết trong một báo cáo rằng, dù học sinh nên tìm hiểu về công nghệ tiên tiến trên thế giới, thì giáo viên cũng nên cẩn thận với việc lạm dụng công nghệ trong lớp học.

“Có rất ít bằng chứng chắc chắn về giá trị gia tăng của công nghệ kỹ thuật số trong giáo dục” - báo cáo cho biết.

Công nghệ trong lớp học "có thể có tác động bất lợi nếu không phù hợp hoặc quá mức". Công nghệ nên tập trung vào kết quả học tập chứ không phải đầu vào kỹ thuật số.

công nghệ trong lớp học

Liên Hợp Quốc vừa đưa ra cảnh báo việc sử dụng công nghệ 'quá mức' trong lớp học - Ảnh: thepeninsulaqatar

UNESCO cho biết, 20 năm sau khi máy tính xách tay bắt đầu được đưa vào trường học, rõ ràng là các chính sách như vậy chỉ hiệu quả nếu chúng được kết hợp với một khuôn khổ sư phạm vững chắc. Nhưng chỉ có một số "ít quốc gia có đủ kiên nhẫn và năng lượng để đi theo hướng đó".

UNESCO quan sát thấy xu hướng cấm điện thoại thông minh trong lớp học đang gia tăng bởi 'sự hiện diện của điện thoại trong lớp học có thể rất mất tập trung'.

Một quan chức UNESCO cho biết, lệnh cấm điện thoại thông minh trong trường học, trong đó có quốc gia tự do như Hà Lan, là "một phát hiện thú vị và đáng ngạc nhiên" đối với các nhà nghiên cứu của UNESCO.

Báo cáo cảnh báo, việc không sử dụng công nghệ mà vẫn giúp trẻ đạt được các kỹ năng quan trọng truyền thống sẽ thực sự có thể giúp trẻ em tránh được một số cạm bẫy của thế giới kỹ thuật số. Chẳng hạn, những sinh viên có kỹ năng đọc tốt sẽ ít có khả năng bị lừa đảo trên mạng hơn.

Nếu trẻ em được dạy để đọc tốt, đọc vì ý nghĩa, điều đó cũng giúp chúng chuẩn bị tốt hơn để điều hướng thế giới kỹ thuật số và đó là một thực tế mà chúng ta thường quên.

Bình luận