Chờ...

Tác hại khôn lường khi trẻ “nghiện” chơi iPad, điện thoại

(VOH) - Máy tính bảng hay điện thoại có thể khiến trẻ em bận rộn, bớt gây ồn ào và giúp cha mẹ chúng có thêm thời gian để làm các công chuyện khác. Tuy nhiên, việc để cho trẻ chơi máy tính bảng, điện thoại “thả cửa” có thể gây ra những tác hại khôn lường.

Các chuyên gia tâm lý cho biết cần thận trọng khi để cho trẻ em dưới 3 tuổi chơi và chạm màn hình máy tính bảng thường xuyên vì điều này có thể gây ra những ảnh hưởng tới việc phát triển trí não của trẻ. Thậm chí, còn gây ảnh hưởng tới thị giác hay khiến trẻ trở nên hung tợn.

(Ảnh minh họa: irsaindiana)

Ảnh hưởng đến phát triển não bộ 

Suốt năm tháng đầu đời, não của trẻ phát triển rất nhanh và chúng học tốt nhất bằng cách tương tác với mọi người chứ không phải là màn hình. Việc cúi đầu nhiều và dán mắt vào màn hình mà không kết nối với mọi người có thể gây hại cho sự phát triển của não.

Việc nhìn màn hình khiến trẻ một hoặc hai tuổi giảm tương tác với cha mẹ, anh chị em và những đứa trẻ khác. Chuyên gia Dan Siegel - Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức chánh niệm cho rằng, điều này có thể cản trở về sự phát triển ngôn ngữ, xã hội và tình cảm; có thể ảnh hưởng đến sự hiểu biết, sự cảm thông và cách kết nối với các mối quan hệ.

Ảnh hưởng đến phát triển thể chất

Để phát triển toàn diện trẻ cần phải được tham gia các hoạt động thể chất, khám phá môi trường xung quanh và việc ít vận động, chỉ chạm ngón tay vào màn hình không giúp cơ thể phát triển tốt. Đây là lý do tại sao Viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyên bạn không cho trẻ em dưới 2 tuổi chơi máy tính bảng, điện thoại thông minh.

Máy tính bảng và điện thoại thông minh cũng làm giảm thời gian trẻ tham gia các hoạt động khác. Trẻ em nên có nhiều thời gian chơi ngoài trời, đọc sách, tham gia vào các hoạt động vận động ưa thích sẽ phát triển được khả năng tưởng tượng.

Việc với thiết bị công nghệ khiến trẻ ít vận động hơn, không có lợi cho phát triển cơ thể và tăng nguy cơ béo phì do lười vận động

Ảnh hưởng đến cảm xúc

Một nghiên cứu dành cho trẻ em của Digital Media Center (Đại học California) cho thấy, thời gian dành cho màn hình nhiều sẽ giới hạn khả năng tương tác; kỹ năng xã hội của trẻ em có thể bị ảnh hưởng xấu, và điều này có thể khiến chúng khó nhận biết cảm xúc của người khác, chậm phát triển trí thông minh xã hội và tình cảm – những yếu tố quan trọng để thành công trong cuộc sống.

Còn theo nhà tâm lý học Catherine Steiner-Adair, trẻ em cần thời gian để “mơ mộng”, đối phó với lo âu và chia sẻ với cha mẹ những cảm xúc của mình. Tuy nhiên, chúng khó có những điều này nếu chơi với máy tính bảng và điện thoại thông minh.

Ảnh hưởng đến học tập

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi học tốt hơn khi chơi với các vật mà chúng có thể chạm vào so với những gì chúng nhìn thấy trên màn hình.

Các nghiên cứu cho thấy, trẻ em từ 3-5 tuổi được cha mẹ đọc cho nghe một cuốn sách điện tử sẽ tiếp thu chậm hơn so với việc nghe đọc một cuốn sách thông thường. Một phần lý do là vì các âm thanh và giai điệu trong các thiết bị điện tử gây phân tâm trẻ em.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, trẻ 2 tuổi học chữ nhanh hơn khi học với một ứng dụng tương tác hơn là xem thụ động. Các bác sĩ lo ngại rằng, tiếp xúc nhiều với màn hình ảnh hưởng đến khả năng tập trung cũng như kiểm soát sự thèm ăn.

Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Trẻ em ngủ gần một "màn hình nhỏ" (thường là một chiếc điện thoại thông minh) trung bình ngủ ít hơn phút 20,6 phút mỗi đêm. Điều này có thể do ánh sáng xanh phát ra từ màn hình làm cạn kiệt lượng melatonin, một hormone liên quan đến nhịp sinh học.

Thời gian nhìn màn hình vào ban đêm khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị cài đặt lại và làm cho trẻ khó ngủ, đặc biệt là nếu trẻ đang chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì.

Bình luận