Chờ...

Thêm 3 ngành học mới tại Trường Đại học Văn Lang

(VOH) - Trường Đại học Văn Lang công bố mở 3 ngành đào tạo mới: Thương mại điện tử, Kinh doanh Quốc tế và Truyền thông đa phương tiện.

Thí sinh có thể xét tuyển bằng điểm học bạ THPT và điểm thi Đánh giá năng lực - ĐHQG TP.HCM (đợt nhận hồ sơ gần nhất đến hết 27/07) và các đợt xét tuyển tiếp theo theo thông báo của Trường. 

Cụ thể, năm 2021, Trường Đại học Văn Lang tuyển sinh khóa đầu của ngành Truyền thông đa phương tiện. Khác với ngành học Quan hệ Công chúng, ngành Truyền thông đa phương tiện tại Đại học Văn Lang là sự kết hợp của truyền thông và công nghệ. Theo học ngành Truyền thông đa phương tiện, sinh viên được trang bị những kiến thức nền tảng về truyền thông, quảng cáo, kỹ năng báo chí, đồ họa, quay dựng clip, kỹ thuật xử lý âm thanh, công nghệ thông tin…

Sinh viên Trường Đại học Văn Lang được học kỹ thuật dựng phim và quay phim ngoài trời - Ảnh minh họa
Sinh viên Trường Đại học Văn Lang được học kỹ thuật dựng phim và quay phim ngoài trời - Ảnh minh họa

Sinh viên theo học ngành Truyền thông đa phương tiện có thể kiến tập, thực hành nâng cao kinh nghiệm thực tiễn ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, công ty giải trí – truyền thông…. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí: Chuyên viên truyền thông nội bộ và doanh nghiệp; Chuyên viên sáng tạo nội dung; Chuyên viên marketing trực tuyến; Chuyên viên tổ chức sự kiện; Nghiên cứu, giảng dạy về Truyền thông đa phương tiện tại các cơ sở đào tạo…

Trong lĩnh vực kinh tế, Trường Đại học Văn Lang có thêm 2 ngành học mới: Thương mại điện tử và Kinh doanh quốc tế. Đối với ngành Thương mại điện tử - ngành học đáp ứng xu hướng phát triển của các doanh nghiệp, thị trường bán lẻ trong kỷ nguyên công nghệ số - sinh viên được đào tạo theo hai chuyên ngành: Kinh doanh trực tuyến (Online Business) và Giải pháp thương mại điện tử (E- Commerce Solution). Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, mô hình kinh doanh điện tử, cách lập kế hoạch và phát triển chiến lược thương mại điện tử, nghiệp vụ thực hiện giao dịch và thanh toán điện tử, kiến thức về quản trị kinh doanh, đặc biệt là các nghiệp vụ thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc trong doanh nghiệp như: quản trị website bán hàng, kinh doanh trực tuyến, marketing kỹ thuật số, xây dựng – phát triển hệ thống khai thác dữ liệu và chăm sóc khách hàng, xây dựng – quản trị hệ thống giao dịch thương mại điện tử, hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh thương mại điện tử… hoặc có thể tự khởi nghiệp riêng.

Bình luận