Chờ...

Tích hợp nội dung giáo dục địa phương trong hoạt động trải nghiệm

(VOH) - Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường đối với các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện nhưng phải đảm bảo mục tiêu giáo dục và an toàn cho học sinh.

Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản Hướng dẫn thực hiện một số nội dung giảng dạy Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học từ năm học 2020-2021. Trong đó yêu cầu hoạt động này phải tích hợp nội dung giáo dục địa phương.

Cụ thể, Sở khẳng định Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 quy định nội dung giáo dục địa phương được tích hợp trong các môn học khác và Hoạt động trải nghiệm bao gồm: những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp...

Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường đối với các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện nhưng phải đảm bảo mục tiêu giáo dục và an toàn cho học sinh.

Một hoạt động giáo dục của học sinh tại trường tiểu học Thực hành Đại học Sài Gòn.

Căn cứ quy mô, nội dung của từng hoạt động cụ thể, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, đặc biệt ở quy mô khối lớp hoặc quy mô trường, phải có sự tham gia, phối hợp của nhiều lực lượng giáo dục như: giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, giáo viên dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể chất, các tổ chức chính trị xã hội, cha mẹ học sinh, các nhà tài trợ...

Sở Giáo dục cũng lưu ý trong quá trình dạy học, giáo viên cần rút kinh nghiệm trong giáo án để đóng góp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm điều chỉnh sách giáo khoa cho phù hợp.   

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức Hội thảo Tổng kết 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết, thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020 nhằm bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ. Thứ trưởng nhấn mạnh, trẻ phải phải được quan tâm, nuôi dạy khỏe mạnh, phát triển toàn diện, không béo phì, được sống trong môi trường an toàn không bạo lực, không bị mua bán, bắt cóc, không bị tai nạn thương tích; đặc biệt, trẻ phải được sống trong môi trường không bị ô nhiễm về nước sạch, vệ sinh…

Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Nguyễn Bá Minh thông tin thêm, chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” nhằm tạo ra 3 chuyển biến căn bản đối với giáo dục mầm non, đó là xây dựng môi trường giáo dục học mà chơi; Tạo sự chuyển biến trong năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý trong đổi mới giáo dục và chăm sóc trẻ; Tạo sự chuyển biến trong sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc tổ chức hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ em mầm non.

Thùy Linh

Bình luận