Ai có quyền xử lý vi phạm giao thông?

(VOH) – Ai có quyền xử lý vi phạm giao thông? Các lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức xử phạt mới nhất năm 2021.

1. Ai có quyền xử lý vi phạm giao thông

Cảnh sát giao thông (CSGT) có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ theo quy định. 

Ngoài ra, các lực lượng cảnh sát khác cũng được phép xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:

  • Cảnh sát trật tự
  • Cảnh sát phản ứng nhanh
  • Cảnh sát cơ động
  • Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
  • Công an phụ trách xã, Công an phường
  • Công an xã (Công an xã, Công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức Công an chính quy)
  • Thanh tra giao thông vận tải…

Những lực lượng chức năng như trên có nhiệm vụ và thẩm quyền: 

  • Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 
  • Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có CSGT đường bộ đi cùng.

Xem thêm: Cách phân biệt thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông

2. Các trường hợp được dừng xe

Theo Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA, Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

  • Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
  • Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
  • Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy có thể hiểu là CSGT được dừng xe kiểm tra hành chính nếu phát hiện hành vi vi phạm hoặc có kế hoạch, chuyên đề kiểm tra.

Thẩm quyền xử lý vi phạm giao thông và các mức xử phạt 

3. Các lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức xử phạt 

Mức phạt với một số lỗi phổ biến theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Lỗi  Ô tô Xe máy
Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường 200.000 - 400.000 100.000 - 200.000
Không thắt dây an toàn khi lái xe 800.000 - 1.000.000
Chở người trên xe không thắt dây an toàn 
Không đội mũ bảo hiểm  200.000 - 300.000
Dùng điện thoại, thiết bị âm thanh khi đang lái xe 

1 - 2.000.000 

(tước Bằng lái 01 - 03 tháng)

600.000 - 1.000.000

(tước Bằng lái 01 - 03 tháng)

Bằng lái (không có) 4 - 6.000.000 800.000 - 1.200.000
Bằng lái (không mang)  200.000 - 400.000 100.000 - 200.000
Đăng ký xe (không có)  2 - 3.000.000 300.000 - 400.000
Đăng ký xe (không mang)  200.000 - 400.000 100.000 - 200.000
Bảo hiểm xe không có  400.000 - 600.000 100.000 - 200.000
Quá tốc độ (Từ 5 - dưới 10km) 800.000 - 1.000.000 200.000 - 300.000
Quá tốc độ (Từ 10 - 20km)

3 - 5.000.000

(tước Bằng lái 01 - 03 tháng)

600.000 - 1.000.000
Quá tốc độ (Từ 20 - 35km)

6 - 8.000.000

(tước Bằng lái 02 - 04 tháng)

4 - 5.000.000 

(tước Bằng lái 02 - 04 tháng)

Quá tốc độ (Từ 35km trở lên)

10 - 12.000.000

(tước Bằng lái 02 - 04 tháng)

Nồng độ cồn (mg/l lít khí thở)

< 0,25

6 - 8.000.000

(tước Bằng lái 10 - 12 tháng)

2 - 3.000.000

(tước Bằng lái 10 - 12 tháng)

Nồng độ cồn (mg/l lít khí thở)

Từ 0,25 - 0,4

16.000.000 - 18.000.000

(tước Bằng 16 - 18 tháng)

4 - 5.000.000

(tước Bằng 16 - 18 tháng)

Nồng độ cồn (mg/l lít khí thở)

> 0,4

30 - 40.000.000 

(tước Bằng 22 - 24 tháng)

6 - 8.000.000

(tước Bằng 22 - 24 tháng)

Bình luận