Chờ...

Còn 184 đường ngang qua đường sắt cần sửa chữa, bổ sung tính hiệu

VOH - Theo tính toán từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, kinh phí thực hiện cải tạo, sửa chữa và bổ sung tín hiệu đối với 184 đường ngang này là khoảng 362 tỷ đồng.

Theo báo cáo, trong hai năm 2022 và 2023, Tổng công ty Đường sắt đã thực hiện, hoàn thành việc sửa chữa, bổ sung tín hiệu tại 382/566 đường ngang với kinh phí 600 tỷ đồng từ nguồn vốn hoạt động kinh tế đường sắt, còn 184 đường ngang chưa thực hiện.

Để đảm bảo mục tiêu sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu đối với các đường ngang trên đường sắt quốc gia, vừa qua, Tổng công ty đã tiến hành rà soát 184 đường ngang chưa thực hiện này.

Kết quả, có 8 đường ngang trùng với các dự án đã và đang được thực hiện đầu tư sửa chữa bằng các nguồn vốn khác (vốn của địa phương, nguồn trung hạn).

Có 29 đường ngang nằm trên tuyến đường sắt Kép - Hạ Long và các tuyến nhánh: Phủ Lý - Thịnh Châu, Mai Pha - Na Dương, Cầu Yên - Phân Lân, Chí Linh - Phả Lại, nhánh Bỉm Sơn, đường trong ga Hà Nội là các tuyến hiện chạy tàu ít, tốc độ thấp trước mắt chưa đầu tư sửa chữa để tránh gây lãng phí.

Như vậy, sau rà soát, danh mục dự án còn 147 đường ngang cần triển khai thực hiện thời gian tới.

tin_hieu_duong_sat_2-1724395787368
Các đường ngang tiềm ẩn nguy cơ cao gây mất ATGT sẽ được bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu - Nguồn: CAND

Tuy nhiên, theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hiện trạng của nhiều đường ngang trên toàn mạng lưới đến nay xuống cấp, lạc hậu, mật độ người và phương tiện tham gia giao thông gia tăng liên tục, diễn biến rất phức tạp... Trước thực trạng trên, đơn vị này đề xuất bổ sung thêm 37 đường ngang vào danh mục dự án.

Các đường ngang này tiềm ẩn nguy cơ cao gây mất  ATGT đường sắt, cần phải sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu theo quy định. Tổng công ty Đường sắt cho biết, việc bổ sung 37 đường ngang này đưa tổng số các đường ngang còn lại của dự án cần thực hiện thời gian tới là 184 đường. 

 

Bình luận