Chờ...

Phí bảo trì đường bộ từng loại xe mới nhất

(VOH) – Phí bảo trì đường bộ là loại phí nhà nước thu theo định kỳ, nhằm bảo trì, nâng cấp, duy trì và sửa chữa các tuyến đường, cầu đường miễn phí cho người dân.

1. Phí đường bộ là gì?

Phí đường bộ hay còn gọi là phí bảo trì đường bộ là một loại phí bắt buộc đối với các phương tiện lưu thông trên đường, được dùng để bảo trì đường bộ, nâng cấp đường bộ phục vụ các phương tiện tham gia giao thông. Phí đường bộ được tính theo tháng/năm nên dù chủ xe di chuyển ít hay nhiều thì vẫn phải nộp mức phí theo quy định.

Các loại phương tiện như xe ô tô, xe bán tải, xe tải, xe container…sẽ chịu mức phí bảo trì đường bộ khác nhau. Sau khi chủ phương tiện nộp đủ các loại phí bảo trì đường bộ, sẽ được dán tem vào kính chắn gió phía trước của xe, trên tem đó sẽ ghi rõ ngày bắt đầu và ngày hết hạn. 

Đường bộ là các phần đường, cầu, hầm, bến, phà được tiến hành xây dựng cho các phương tiện vận tải và người tham gia giao thông. Mỗi tuyến đường đều có tuổi thọ và phương thức bảo trì khác nhau và luôn cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn cho các phương tiện khi lưu thông. 

Xem thêmQuy trình xử phạt nguội mới nhất 2020

2. Nộp phí đường bộ ở đâu?

Mọi người có thể nộp phí đường bộ linh hoạt tại nhiều nơi. Tuy nhiên, chủ phương tiện nên nộp trực tiếp khi đi đăng kiểm xe vì khi hết hạn đăng kiểm thì phí đường bộ cũng có thể nộp luôn cùng đợt, tiết kiệm được thời gian và công sức di chuyển nhiều lần cho người nộp. 

Chủ xe ô tô có thể nộp phí bảo trì đường bộ ở 3 địa điểm sau: 

  • Tại các trạm thu phí trên quốc lộ
  • Tại các Trạm Đăng kiểm xe ô tô
  • Tại UBND các quận, huyện nơi mình sinh sống

Danh sách các trạm thu phí gần khu vực TPHCM: 

  • Trạm Cầu Phú Mỹ - TPHCM
  • Trạm Nguyễn Văn Linh (2 trạm)
  • Trạm TPHCM - Trung Lương
  • Trạm Cai Lậy - Tiền Giang
  • Trạm Long Thành - Đồng Nai
  • Trạm Dầu Giây - Đồng Nai
  • Trạm Sông Phan - Bình Thuận

Một số trung tâm đăng kiểm xe ô tô tại TPHCM:

  • Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 5001S: 117/2D1, Hồ Văn Long, KP 3, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM. 
  • Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 5004V: Lô H4, khu công nghiệp Cát Lái – Cụm 2, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TPHCM. 
  • Chi nhánh Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 5005V: 1A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. 
  • Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 5009D: 201, Tỉnh lộ 8, Xã Tân Thạnh Tây, Huyện Củ Chi, TPHCM. 
  • Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 5006V: 118 Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TPHCM.

phi-bao-tri-duong-bo

 

3. Phí đường bộ các loại xe thông dụng hiện nay

Loại phương tiện chịu phí Mức thu (ngàn đồng)
1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân

130 390 780 1560

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân);

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg;

Các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt);

Xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ

180 540 1080 2160

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ;

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

270 810 1620 3240

Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ;

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

390 1170 2340 4680

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên;

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg;

Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg

590 1770 3540 7080

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg;

Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

720 2160 4320 8640

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên;

Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg

1040 3120 6240 12480
Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên 1430 4290 8580 17160
Loại phương tiện chịu phí Mức thu (ngàn đồng)
18 tháng 24 tháng 30 tháng
Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân 2280 3000 3660
Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ 3150 4150 5070
Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg 4730 6220 7600
Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg 6830 8990 10970
Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg 10340 13590 16600
Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg 12610 16590 20260
Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg 18220 23960 29270
Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên 20050 32950 40240

Xem thêmGiấy đăng kiểm xe máy là gì? Thủ tục và hồ sơ đăng kiểm xe máy

4. Thời gian nộp phí bảo trì cầu đường như thế nào?

4.1 Nộp phí theo chu kỳ đăng kiểm

Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm từ 01 năm trở xuống: Chủ phương tiện thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm trên 01 năm (18, 24 và 30 tháng): Chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm (18, 24 và 30 tháng).

4.2 Nộp phí theo năm dương lịch

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình.

Mỗi năm trước ngày 01/01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí.

Ví dụ cụ thể: Doanh nghiệp ABC có văn bản gửi đơn vị đăng kiểm Y về việc khai, nộp phí cho 10 xe ô tô của mình theo năm dương lịch 2019 thì trước ngày 01/01/2019, Doanh nghiệp ABC phải đến đơn vị Y khai, nộp phí cho năm 2019 và được cấp Tem nộp phí cho từng xe của doanh nghiệp mình. 

 4.3 Nộp phí theo tháng

Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng. 

Doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm. Và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình. Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp, hợp tác xã phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp theo tháng) nộp phí cho tháng tiếp theo.

Bình luận