Tại sao muỗi chỉ đốt bạn mà không đốt những người khác?

Bạn có thắc mắc tại sao nhiều người ra ngoài chỉ mặc đồ phong phanh nhưng không bị muỗi đốt, trong khi những người khác thì không?

Có lẽ chúng ta thường thắc mắc vì sao nhiều người có thể thoải mái ngồi ngoài trời vào mùa hè mà không sợ muỗi đốt, nhưng những người khác lại không thể. Mặc dù đã xoa kem chống muỗi, họ vẫn phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy vì bị đốt; nếu không, họ phải luôn luôn kề cận chiếc đèn điện ánh sáng tím (một thiết bị diệt muỗi). 

Cách muỗi tự tìm con mồi của mình

Nhờ biết tận dụng quang cảnh hóa học vô hình xung quanh con người, muỗi sử dụng tập tính và các hệ giác quan đặc biệt của chúng để tìm kiếm “nạn nhân” từ những dấu hiệu hóa học đặc thù của mỗi người.

Đặc biệt, loài muỗi dựa vào khí CO2 để tìm vật chủ cho mình. Khi con người thở, khí CO2 từ phổi thoát ra không lập tức hòa vào không khí mà bám tạm thời trên lông mao cơ thể. Muỗi đã lợi dụng điều này như một công cụ dẫn đường tìm kiếm “con mồi”.

Joop van Loon, nhà côn trùng học tại Đại học Wageningen (Hà Lan), cho biết, “Muỗi cảm nhận được nơi tập trung xung CO2 cao hơn trong một vùng không khí, bắt đầu định hướng và bay theo hướng gió”. Sử dụng cách nhận biết CO2, muỗi có thể tìm thấy những mục tiêu của mình từ khoảng cách xa 50 mét.

Tuy nhiên, khi muỗi cách một nhóm “mục tiêu tiềm năng” khoảng 1 mét, chúng sẽ phân biệt từng “con mồi”. Với khoảng cách gần, chúng chú ý vào các nhân tố khác nhau giữa từng người như nhiệt độ da, mồ hôi và màu da.

voh.com.vn-tai-sao-ban-bi-moi-dot
Cảm giác ngứa ngáy khi muỗi đốt (Nguồn: Internet)

Cách muỗi phân biệt “con mồi”

Các nhà khoa học cho rằng, điều quan trọng nhất mà muỗi chú ý đến là những thành phần hóa học khác nhau được tạo ra bởi các sinh vật ký sinh trên bề mặt da của từng mục tiêu. “Vi khuẩn biến đổi sự bài tiết của tuyến mồ hôi thành những hợp chất dễ bay hơi. Điều này hỗ trợ cho hệ thống khứu giác nằm trên đầu loài muỗi dễ dàng nhận biết trong không khí”, Nhà khoa học Van Loon trao đổi với LiveScience.

Những loại mùi vị hóa học này rất phức tạp, lên đến 300 thành phần khác nhau. Chúng thay đổi giữa từng người dựa theo biến thể di truyền học và môi trường.

Jell Riffell - phó giáo sư sinh học tại Đại học Washington, người nghiên cứu về sự hấp dẫn các loài muỗi, chỉ ra rằng, giữa cha và con gái ruột vẫn có sự khác nhau về mùi hóa học trên cơ thể.

Năm 2011, một nghiên cứu trên tạp chí khoa học PLOS ONE cho biết, nếu trên da người đàn ông có nhiều loài sinh vật ký sinh thì những người đó có xu hướng ít bị muỗi đốt hơn.

Nhà nghiên cứu còn cho biết thêm, những người đàn ông có ít sinh vật ký sinh trên da, cơ thể họ thường xuất hiện các loại khuẩn như Leptotrichia, Delftia, Xạ khuẩn Gp3 và Tụ cầu khuẩn.

Ngược lại, người đàn ông với đa dạng loài ký sinh trên cơ thể, có xu hướng xuất hiện những vi khuẩn Pseudomonas và Variovorax trên da.

Sự khác nhau về cấu tạo các mùi hóa học trên cơ thể giải thích lý do vì sao muỗi chọn người này để đốt mà lại từ chối người kia. PGS Jell Riffell cũng xác nhận rằng kết cấu của những nhóm sinh vật ký sinh này có thể thay đổi qua thời gian trên một người, đặc biệt khi người đó bị ốm.

Cách tránh bị muỗi đốt

Con người không thể nào kiểm soát được hết hệ vi sinh vật trên bề mặt da. Tuy nhiên, những nghiên cứu của Riffell đã cho chúng ta thêm nhiều lời khuyên hữu ích.

Theo Riffell, “Loài muỗi yêu thích màu đen”, vì thế, nếu lần tới bạn muốn dạo chơi ngoài trời, hãy chuẩn bị cho mình những bộ đồ màu sắc tươi sáng hơn nhé, bên cạnh việc dùng chất đuổi muỗi nhé.

WHO: Bệnh sốt vàng do muỗi đốt có tỷ lệ tử vong đến 50%Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị tiêm vắcxin phòng sốt vàng khi đến các khu vực đang có dịch trước tình hình bệnh sốt vàng đang gia tăng tại Brazil.
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng ngừaSốt xuất huyết là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ biết cách phòng bệnh và điều trị.
Bình luận