Vì sao bọ cạp lại phát sáng dưới tia cực tím?

(VOH) - Trong thế giới động vật phong phú và kỳ bí của chúng ta, có rất nhiều loài động vật có những khả năng đặc biệt mà bạn chưa biết đến. Và khả năng phát sáng dưới tia cực tím là một trong số đó.

Bạn có biết bọ cạp thật sự 'phát sáng' khi có tia cực tím

Chẳng hạn như bọ cạp: loài động vật thuộc lớp nhện có nọc độc có khả năng tồn tại ở một số vùng khí hậu khắc nghiệt nhất trên thế giới, sống lâu gấp 25 lần tuổi thọ trung bình của gián, sinh ra con non (có một số loài thậm chí không cần đến con đực để sinh sản), sống đến 48 giờ mà không cần oxy, và ăn hầu hết mọi thứ mà chúng có thể săn được – thậm chí là những con bọ cạp khác. Những khả năng này đã đủ chưa? Không, vẫn chưa đủ, bởi vì bọ cạp còn phát ra ánh sáng màu xanh lá cây dưới tia cực tím.

voh.com.vn-bo-cap-phat-sang-0

Một thùng đựng đầy bọ cạp dưới tia cực tím.

Nguyên nhân mà chúng có được khả năng đó vẫn còn là một bí ẩn, nhưng nhờ vậy mà việc nghiên cứu chúng trở nên dễ dàng hơn. Những gì mà một nhà nghiên cứu bọ cạp cần làm để tìm ra bò cạp là đi đến sa mạc vào ban đêm với một chiếc đèn cực tím, và xem những kẻ hút ánh sáng đó như những cây thông giáng sinh. 

Về mặt hóa học, không một ai có thể chắc chắn tuyệt đối điều gì khiến bọ cạp phát sáng, nhưng chúng ta đều hiểu đó là khả năng rất đặc biệt – khi một con bọ cạp bị ngâm trong rượu, rượu sẽ phát ra huỳnh quang! Không thể tin nổi, hóa thạch bọ cạp thậm chí đã được cảm ứng để phát sáng dưới tia cực tím sau hàng trăm triệu năm.

Theo khoa học nguyên nhân khiến một con bọ cạp trở nên rực sáng nằm ở lớp vỏ bên ngoài, hay còn gọi là lớp biểu bì của bộ xương ngoài – các nhà khoa học gọi nó là lớp vỏ trong suốt. Bởi vì bọ cạp thường xuyên lột xác để phát triển, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy, cho đến tận khi lớp vỏ mềm bên ngoài hoàn toàn cứng lại, lớp trong suốt của chúng không còn phát ra huỳnh quang dưới tia UV nữa.

Tại sao bọ cạp lại tiến hóa để phát sáng dưới tia cực tím? 

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hàng loạt ý tưởng khác nhau: Ánh sáng xanh từ bọ cạp có thể giúp chúng tìm được nhau trong bóng tối, bảo vệ chúng khỏi ánh sáng mặt trời, hay thậm chí là đánh lừa con mồi của chúng. Nhưng một nghiên cứu vào năm 2011 đã đề xuất rằng bọ cạp sử dụng lớp vỏ ngoài của chúng là để phát hiện ra tia UV – lí do là bởi vì chúng muốn tránh khỏi nó (xét cho cùng thì chúng chính là những thợ săn bóng đêm, một con bọ cạp sẽ luôn tìm nơi tối nhất để ra ngoài vào ban ngày, thậm chí cho dù là dưới ánh trăng). 

Một nghiên cứu xa hơn đã chỉ ra rằng bọ cạp sử dụng toàn bộ cơ thể của chúng như một con mắt khổng lồ để phát hiện tia UV – nếu chúng cảm nhận được cơ thể đang dần phát sáng lên thì đó chính là lúc chúng cần phải tìm một nơi khác tối tăm hơn.

Di cư đến hành tinh khác: Một giấc mơ xa vời: Michel Mayor, nhà vật lý học người đồng giải thưởng Nobel Vật lý khẳng định con người không bao giờ sống trên hành tinh khác.
Đề xuất dự án lập bản đồ thế giới 3D bằng công nghệ laserNhóm nghiên cứu dùng quét sóng laser tạo ra bản đồ thế giới 3D có độ phân giải cao, cho phép phát hiện các vật thể nằm sâu dưới mặt đất.
Bình luận