Chờ...

Chính phủ Ấn Độ công bố chương trình Hydro xanh mới với quy mô “khủng”

VOH - Tầm nhìn, sứ mệnh quốc gia về Hydro xanh của Ấn Độ vốn là một chiến lược độc lập trong qui trình khử cacbon nhằm tự chủ về năng lượng vào năm 2047 và đạt mức Zero vào năm 2070.
Chính phủ Ấn Độ công bố chương trình Hydro xanh mới với  quy mô “khủng” 1

Chương trình  này đã được Chính phủ phê duyệt vào ngày 4 tháng 1 năm 2023, với ngân sách được cấp là  197,44 tỷ rupi (58.500 tỷ đồng). Mục tiêu cuối cùng của Sứ mệnh là biến Ấn Độ thành một trung tâm toàn cầu về sản xuất, sử dụng và xuất khẩu Hydro xanh cũng như các sản phẩm liên quan.

Khi chuyển hướng sang đầu tư mạnh về các chính sách tiền tệ và kế hoạch sử dụng Hydro xanh trong các dự án thí điểm của ngành giao thông vận tải, sẽ xem kế hoạch tham vọng này vận hành và hiệu quả ra sao trong những năm tới.

Kế hoạch của Ấn Độ nhằm thực hiện bước nhảy vọt lượng tử trong cuộc đua Hydro xanh

Để trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu Hydro xanh lớn nhất thế giới, Ấn Độ đã đặt ra một chuỗi các cột mốc quan trọng. Theo số liệu từ Chính phủ, cụ thể là của Bộ Năng lượng mới và tái tạo Ấn Độ như sau:

• Sứ mệnh đặt mục tiêu xây dựng năng lực sản xuất ít nhất 5 triệu tấn (MMT) Hydro xanh hàng năm vào năm 2030, kỳ vọng tiềm năng đạt 10 triệu tấn mỗi năm thông qua việc mở rộng thị trường xuất khẩu và quan hệ với các đối tác quốc tế.

• Ngân sách ban đầu cho sứ mệnh này sẽ là 197,44 tỷ rupi (58.500 tỷ đồng), trong đó 174,90 tỷ rupi (52.000 tỷ đồng) sẽ được phân bổ cho chương trình SIGHT, 14,66 tỷ rupi (4.370 tỷ đồng) cho các dự án thí điểm, 4 tỷ rupi (1.192 tỷ đồng) chi cho nghiên cứu và phát triển, và 3,88 tỷ rupi (938 tỷ đồng) dùng cho các nhiệm vụ khác.

• Thúc đẩy nhu cầu toàn thế giới cho Hydro xanh, và các sản phẩm phụ như amoniac xanh lên gần 100 triệu tấn (MMT) hàng năm. Mục tiêu là chiếm 10% thị trường toàn cầu với nhu cầu xuất khẩu hàng năm khoảng 10 triệu tấn Hydro xanh /Amoniac xanh.

• Mục tiêu khử cacbon là giảm thiểu 50 triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm, trong đó thực hiện các sáng kiến Hydro xanh tầm nhìn và sứ mệnh đã đặt ra.

• Thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng Hydro xanh và các sản phẩm phụ nhằm giảm chỉ còn mức 100 tỷ rupi (29.000 tỷ đồng) tiền nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030 và tăng cường an ninh năng lượng của Ấn Độ.

Việc kiểm tra các ngành công nghiệp sẽ thúc đẩy nhu cầu về Hydro xanh trong tương lai được thể hiện trong biểu đồ tăng trưởng dưới đây.

Chính phủ Ấn Độ công bố chương trình Hydro xanh mới với  quy mô “khủng” 2

Thúc đẩy tính bền vững: Ngành Giao thông vận tải nổi lên như một mắc xích chính trong cuộc cách mạng hydro xanh

Bộ Năng lượng mới và tái tạo (MNRE) gần đây đã ban hành hướng dẫn chương trình hỗ trợ các dự án thí điểm tập trung vào việc sử dụng hydro xanh làm nhiên liệu cho xe bốn bánh, xe buýt, xe tải đường dài và xe hạng nặng. Công nghệ này sử dụng kỹ thuật đẩy dựa trên pin nhiên liệu và động cơ đốt trong.

Ngành sắt thép và ngành vận tải biển sẽ được hỗ trợ trong Sứ mệnh Hydro xanh nhằm thực hiện các dự án thí điểm. Những thành tố quan trọng của dự án này là:

• Các dự án thí điểm thông qua Bộ Cảng, Vận tải và Đường thủy (MoPSW) nhằm thúc đẩy đổi mới Hydro xanh ngân sách là 1,15 tỷ rupi (324,7 tỷ đồng) vào năm 2025-2026.

• Bắt đầu sử dụng Hydro xanh thí điểm trong hàng hải như: động cơ đẩy hàng hải, phà chở khách, tàu vận tải và tiếp nhiên liệu. Kiểm tra tính khả thi về mặt kỹ thuật, và hiệu quả kinh tế trong quá trình vận hành.

• Bộ Sắt Thép và các cơ quan thường trực được chỉ định sẽ giám sát các dự án thí điểm trong ngành sắt thép, nhằm mục đích thay thế nhiên liệu hóa thạch và nguyên liệu thô bằng Hydro xanh và các sản phẩm phụ của nó.

• Chương trình cũng sẽ tài trợ cho các dự án nghiên cứu các ứng dụng Hydro cải tiến nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất sắt thép.

Như MNRE đã đề ra, sáng kiến này sẽ được thực hiện với tổng ngân sách được duyệt chi 4,96 tỷ rupi (1,478 tỷ đồng) cho đến năm tài chính 2025-2026. Ngân sách khổng lồ như vậy có nghĩa là sẽ phải tập trung chủ yếu vào các dự án thí điểm trong lĩnh vực giao thông vận tải và xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ cao để sản xuất Hydro xanh và lắp đặt các trạm tiếp nhiên liệu Hydro ở bất cứ nơi nào có yêu cầu.

Chính phủ Ấn Độ công bố chương trình Hydro xanh mới với  quy mô “khủng” 3

Lợi thế chiến lược của Ấn Độ: Thúc đẩy sự chuyển đổi năng lượng toàn cầu với những ưu thế khác biệt

Hiện tại, Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ Hydro xanh lớn nhất thế giới, tiếp theo là Mỹ. Nhưng các mục tiêu Hydro xanh đầy tham vọng của Ấn Độ chắc chắn sẽ khiến nước này trở thành một đối thủ đáng gờm trong cuộc đua tăng cường sản xuất Hydro xanh.

Phân tích sâu hơn về những lợi thế khác biệt của Ấn Độ so với các siêu cường Hydro khác, nhằm tạo nên sức nặng cho những mục tiêu này:

Chính phủ dự kiến đạt được  mục tiêu giảm đáng kể chi phí năng lượng tái tạo và máy điện phân sẽ mở đường cho việc sử dụng Hydro xanh hiệu quả đối với các phương tiện chở khách và xe thương mại trong những năm tới.

Điều này có thể giúp Ấn Độ đạt được chi phí sản xuất Hydro xanh thấp nhất thế giới, có khả năng đạt 0,75 USD/kg vào năm 2050. Điều này càng tạo thêm lợi thế cho thị trường xuất khẩu Hydro xanh của Ấn Độ.

Ấn Độ nắm giữ nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và phong phú với các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ như Reliance Industries (RIL), GAIL India Ltd., Adani Group, NTPC (National Thermal Power Corporation Limited), Indian Oil Corporation (Indian Oil), Larsen và Toubro (L&T). ), họ sở hữu gần như tất cả tài sản và nguồn lực để dẫn đầu vững chắc cuộc cách mạng Hydro xanh.

Hydro xanh có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng của Ấn Độ. Hơn nữa, việc chuyển sang sử dụng Hydro xanh giúp Ấn Độ đứng ngang hàng với các nước dẫn đầu về hoạt động khí hậu toàn cầu như Mỹ và EU.

Cam kết của Ấn Độ giảm phát thải khí nhà kính theo Thoả thuận Paris, chắc chắn sẽ giúp nước này trở thành trung tâm toàn cầu về sản xuất, sử dụng và xuất khẩu Hydro xanh và sản phẩm phụ.

Theo carboncredits.com

Hồng Hạc biên dịch

Bình luận