Chờ...

Tin phát triển bền vững ngày 5/7: Mở rộng đối tượng tham gia mua bán điện trực tiếp

VOH - Doanh nghiệp xuất khẩu thích ứng linh hoạt với thay đổi của thị trường

Doanh nghiệp xuất khẩu thích ứng linh hoạt với thay đổi của thị trường

Xu hướng tiêu dùng thay đổi liên tục theo hướng ngày càng yêu cầu nhiều tiêu chuẩn xanh hoá, bền vững, trách nhiệm xã hội đang đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải có chiến lược linh hoạt và thích ứng nhanh chóng.

Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội nghị Giao dịch ngoại thương hiện thời: Sự đổi hướng trong chiến lược kinh doanh và quản lý tranh chấp do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức chiều 4/7.

Bà Hồ Thị Quyên, Phó Giám đốc ITPC nhận định: Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế, điều này tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mới trong mở rộng thị trường và kết nối đối tác. Đứng trước xu hướng phát triển chung của toàn cầu, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách để chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp, Chi nhánh Khu vực TP Hồ Chí Minh cho rằng, các hiệp định thương mại tự do giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tận dụng được ưu đãi thuế quan; thúc đẩy mạnh mẽ việc thu hút dòng vốn đầu tư, xây dựng chuỗi cung ứng và xa hơn là tạo động lực cho sự cải cách, đổi mới trong chính doanh nghiệp.

Thời gian tới, bức tranh xuất nhập khẩu của nước ta sẽ phân hoá rất rõ rệt khi các doanh nghiệp thay đổi kịp thời, ứng phó hiệu quả tận dụng được cơ hội, phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó, doanh nghiệp thích nghi chậm hơn sẽ có nguy cơ đối mặt nhiều thách thức mới khi nhiều quy định siết chặt được đặt ra tại các thị trường mục tiêu.

Để vượt qua giai đoạn đầy khó khăn này, doanh nghiệp nên linh động trong việc lựa chọn và tiếp cận đối tác và thị trường mục tiêu, tích cực điều chỉnh phù hợp đối với các mặt hàng chủ lực. Ngoài ra, việc xanh hóa trong doanh nghiệp cũng nên được quan tâm đúng mực; trong đó, việc thực hiện các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị là nhân tố mang tính sống còn trong xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

2

Mở rộng đối tượng tham gia mua bán điện trực tiếp

Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn (hay còn được gọi là cơ chế DPPA) vừa được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 80/2024.

Theo đó, sẽ có 2 hình thức mua bán, giao nhận điện năng lượng tái tạo. Một là các bên mua bán điện thông qua đường dây của lưới điện quốc gia. Và hai là tổ chức, cá nhân tự đầu tư đường dây riêng để mua điện trực tiếp từ nhà máy năng lượng tái tạo.

Cụ thể, với phương án mua bán điện qua đường dây riêng, bên phát năng lượng tái tạo được tham gia cơ chế này gồm điện mặt trời, gió, thủy điện nhỏ, sinh khối, địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu và điện mặt trời mái nhà. Các dự án này không giới hạn về công suất nhưng phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực, hoặc được miễn trừ giấy phép theo đúng quy định pháp luật.

Còn với phương án mua bán qua lưới điện quốc gia, vẫn chỉ có điện gió và điện mặt trời, để đảm bảo hệ thống điện vận hành một cách trơn tru. Tính riêng điện mặt trời áp mái, cả nước hiện đã có hơn 100.000 dự án. Việc mở ra hướng điện mặt trời mái nhà có thể tham gia mua bán điện trực tiếp sẽ gỡ vướng cho loại hình năng lượng này.

Theo các chuyên gia, cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ khuyến khích nhà đầu tư phát triển năng lượng tái tạo. Các doanh nghiệp sản xuất sớm có được chứng chỉ năng lượng tái tạo, chứng chỉ giảm phát thải carbon – là điều kiện để tăng sức cạnh tranh hàng hóa khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Điều đáng nói nhất về cơ chế mua bán điện trực tiếp này là tạo ra sự chủ động cho các thành viên thị trường khi hai bên sẽ được thỏa thuận mức giá, sản lượng trong dài hạn. Nghị định được ban hành là cơ hội để các doanh nghiệp thực hiện hóa tham vọng phát triển năng lượng tái tạo của mình.

Chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp vẫn ‘cô đơn’

Thời gian qua, chuyển đổi năng lượng xanh, thúc đẩy dùng xe điện đã từng bước được cụ thể, chạm tới cuộc sống của mỗi người dân. Để tiếp tục thổi bùng, lan tỏa tinh thần ‘xanh hóa’, cần thêm sự đồng hành cụ thể của nhiều đơn vị, của toàn xã hội.

Ô nhiễm không khí đã và đang trở thành mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe và tương lai của nhân loại, xe điện được cả thế giới đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả nhất giúp làm giảm phát thải CO2 cho một tương lai xanh hơn, bền vững hơn.

Theo ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, đây chính là lý do Vingroup quyết tâm đẩy nhanh lộ trình phát triển xe điện và kiên định với lựa chọn này, cho dù đây là một trong những lĩnh vực khó nhất, tốn nhiều nguồn lực nhất và cạnh tranh khốc liệt nhất.

Thời gian qua, sự phát triển và chịu thay đổi một cách mãnh liệt của các doanh nghiệp bán xe điện đã khiến ngay lập tức thị trường và người tiêu dùng chấp nhận. Lượng xe bán ra ngày càng nhiều, người dân chính là người cụ thể thực hiện việc chuyển đổi xanh đó.

Đối với doanh nghiệp, thời điểm hiện tại, không phải đơn vị nào cũng sẵn sàng cho việc chuyển đổi xanh, bởi đi cùng với chuyển đổi là cả một sự đánh đổi lớn. Ví dụ như VinFast phải đánh đổi rất nhiều khi từ một đơn vị sản xuất xe xăng chuyển hoàn toàn sang sản xuất xe điện. Đó là sự hy sinh, bởi nếu không có sự hưởng ứng của xã hội rất dễ dẫn đến sự phá sản cho doanh nghiệp.

Cho rằng cam kết chuyển đổi xanh của Vingroup là thực sự nghiêm túc, luôn thể hiện bằng hành động và kết quả cụ thể, rõ nhất là việc dành tối đa nguồn lực và quyết tâm để chuyển mạnh sang sản xuất kinh doanh xe thuần điện.

13-1707188798-3nang-luong-tai-tao-o-viet-nam-nhung-diem-nhan-tu-hao

Điện tái tạo hết ‘nghẽn’

Với cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn vừa được ban hành, dự tính có hàng ngàn MW điện tái tạo được bổ sung vào nguồn trong thời gian tới.

Cơ chế DPPA nếu được áp dụng hàng chục dự án với hàng ngàn MW điện tái tạo sẽ được giải phóng sau thời gian bị “nghẽn”, bổ sung đáng kể vào nguồn điện luôn trong tình trạng thiếu hụt hiện nay.

Cơ chế DPPA nên được áp dụng càng sớm càng tốt để hỗ trợ nguồn cũng như tạo điều kiện cho khách hàng dùng điện lớn có nhu cầu mua điện trực tiếp triển khai ngay. Bên cạnh đó, dù truyền tải điện qua đường dây riêng hay qua lưới điện quốc gia, cũng phải bảo đảm an toàn lưới điện. Nên có cơ chế, chính sách liên quan điều độ phù hợp, bởi nguồn cung năng lượng tái tạo ngày càng tăng. Về lâu dài, cần thiết có trung tâm phát điện năng lượng tái tạo quốc gia, có thể đặt tại miền Trung – khu vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nguồn điện tái tạo.

Chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công thương), bày tỏ sự ủng hộ với cơ chế DPPA vì đây là quyết sách quan trọng, tháo gỡ được nhiều nút thắt trong quản lý, vận hành điện tái tạo. Đặc biệt là “tháo nghẽn” cho nhiều dự án năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn, song bị ngưng trong vô vọng lâu nay.

Cơ chế DPPA nên được áp dụng càng sớm càng tốt để hỗ trợ nguồn cũng như tạo điều kiện cho khách hàng dùng điện lớn có nhu cầu mua điện trực tiếp triển khai ngay. Bên cạnh đó, dù truyền tải điện qua đường dây riêng hay qua lưới điện quốc gia, cũng phải bảo đảm an toàn lưới điện.

Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với cơ chế DPPA. Tuy đây là cơ chế mua bán điện trực tiếp đầu tiên được ban hành, song tạo nền tảng quan trọng để VN xây dựng thị trường điện đúng nghĩa. Nếu việc mua bán được áp dụng ngay theo hướng đơn giản hóa tối đa thủ tục, nguồn điện sẽ được bổ sung. Quan trọng hơn, giúp giải tỏa nguồn điện mặt trời bị nghẽn lâu nay.

 

Bình luận