Chờ...

Vinamilk phát triển kinh tế tuần hoàn, quản lý tốt phát thải khí nhà kính

VOH - Với chiến lược phát triển bền vững được thực hiện bài bản và có hiệu quả, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã vinh dự nằm trong Top 5 "Doanh nghiệp thực hiện tốt mô hình kinh tế tuần hoàn

Quản lý phát thải – bài toán cho doanh nghiệp

Với chiến lược dài hạn về phát triển bền vững, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) là một trong những điểm sáng về vận dụng tư duy kinh tế tuần hoàn trong mô hình sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Vinamilk phát triển kinh tế tuần hoàn, quản lý tốt phát thải khí nhà kính 1
13 nhà máy của Vinamilk trong nước được đầu tư quy mô và ứng dụng công nghệ hàng đầu thế giới.

Kinh tế tuần hoàn gắn liền với các mục tiêu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của Vinamilk, đặc biệt là việc sử dụng nguồn tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu và đi đến triệt tiêu các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Vinamilk đã không ngừng cố gắng triển khai nhiều hoạt động để chuyển đổi mô hình kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, trong đó nỗ lực nghiên cứu chuyển hóa chất thải thành tài nguyên, tiết giảm sử dụng nguyên vật liệu đầu vào và sử dụng vật liệu thân thiện môi trường có khả năng tái sử dụng, tái chế, dễ phân hủy nhằm hạn chế tối đa việc gây tác động xấu đến môi trường xung quanh.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Điều hành Nghiên cứu & Phát triển công ty Vinamilk cho biết, xuyên suốt quá trình phát triển, ngoài sứ mệnh mang đến những sản phẩm dinh dưỡng chất lượng tốt cho sức khỏe người dùng, Vinamilk đã sớm đầu tư trang thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thực hành nông nghiệp tái sinh, sử dụng hệ thống năng lượng tái tạo nhằm mục đích sử dụng bền vững và góp phần bảo tồn các nguồn năng lượng, tài nguyên hữu hạn.

Vinamilk phát triển kinh tế tuần hoàn, quản lý tốt phát thải khí nhà kính 2
Các cánh đồng cỏ, bắp xanh tươi bạt ngàn được chăm sóc với nguồn phân bón từ chất thải đàn bò đã qua xử lý Biogas

Lãnh đạo Vinamilk lấy ví dụ về hệ thống xử lý chất thải Biogas trong các trang trại bò sữa đã giúp biến chất thải thành "tài nguyên”, phục vụ lại cho hoạt động của trang trại. Cụ thể, lượng khí mê-tan thu được từ hệ thống Biogas sẽ dùng để sấy khô cỏ làm thức ăn dự trữ cho bò bê, thanh trùng sữa cho bê, đun nóng nước dùng cho hoạt động trang trại. Chất thải được xử lý để thành phân bón cho đồng cỏ, bắp… và phục vụ cải tạo đất. Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí về điện, phân bón... từ hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm cho mỗi trang trại.

Ở phạm vi lớn hơn, "vòng tuần hoàn” được hình thành giữa các trang trại và các hộ nông dân liên kết. Người dân canh tác bắp, cỏ cung cấp cho trang trại để làm thức ăn cho bò, ngược lại trang trại sẽ hỗ trợ nông dân về phân bón, công nghệ, cải tạo đất,… cùng người dân thực hành nông nghiệp tốt. Từ đó hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ, cùng phát triển, bảo vệ hệ sinh thái, môi trường chung.

Cũng theo đại diện Vinamilk, phát triển bền vững cần nhiều nguồn lực từ nhân lực, vật lực, đến tài lực, và quan trọng là cần có sự đồng lòng và quyết tâm, từ lãnh đạo đến đội ngũ nhân viên, trong việc triển khai các hoạt động theo định hướng PTBV. Hành trình này chắc chắn sẽ có những khó khăn thách thức, và Vinamilk sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn và chung tay với cộng đồng, cùng nhau hành động mạnh mẽ hơn vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng

Chuyển hoá chất thải thành tài nguyên

Tại các trang trại bò sữa, việc xử lý chất thải để bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu, Vinamilk rất nghiêm ngặt và khắt khe trong việc tuân thủ và thực hiện các biện pháp quản lý và xử lý chất thải, trong đó tất cả các trang trại chăn nuôi đều được đầu tư hệ thống xử lý chất thải hiện đại, hoàn chỉnh và khép kín.

Vinamilk phát triển kinh tế tuần hoàn, quản lý tốt phát thải khí nhà kính 3

Phân trong chuồng bò được thu gom tự động bằng hệ thống máy cào phân, hoạt động theo chu trình cài đặt phù hợp với quy mô từng chuồng nuôi. Từ các máy cào phân, phân được gom xuống mương phân kín, dẫn về các hố thu và bơm tập trung về khu vực tập kết. Các nguồn nước thải hữu cơ khác cũng được vận chuyển về đây để xử lý. Tại khu xử lý trung tâm, phân được bơm tới các máy tách để tách phần rắn và phần lỏng từ đó có các phương pháp xử lý phù hợp.

Tiết giảm sử dụng nguyên vật liệu

Tiết kiệm sử dụng nguyên vật liệu ngay từ khâu thiết kế ban đầu là một trong những giải pháp được Vinamilk chú trọng đầu tư trong quá trình xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn. Nhờ vào hoạt động này, lượng rác phát sinh trong năm của Vinamilk cũng được giảm số lượng lớn tương ứng. Năm

Nhận thấy rằng việc quấn pallet sản phẩm bằng lớp màng co đã phát sinh nhiều nhựa thải, bên cạnh đó, lượng nhựa này có khả năng tiết giảm được. Vì vậy, đơn vị đã tiến hành nghiên cứu cải tiến thiết kế của lớp màng co quấn quanh pallet sản phẩm, từ chất liệu, bề dày đến chiều cao.

Qua nhiều lần thử nghiệm, kết quả cho thấy rằng việc thay đổi kích thước này vẫn duy trì cho Pallet chứa sản phẩm được quấn chắc chắn và sản phẩm không bị đổ ngã khi di chuyển. Tính đến năm 2022, Đơn vị đã triển khai ứng dụng trên tất cả các sản phẩm có dung tích 220ml, 180ml, 110ml và 1 lít, từ đó đã giúp đơn vị tiết giảm được 29.499 kg nhựa phát sinh.

Vinamilk không ngừng cố gắng trong việc nghiên cứu tiết giảm tối đa các nguyên vật liệu khác như là giấy, để hạn chế việc phát sinh các chất thải ra môi trường. Sau nghiên cứu, Công ty đã điều chỉnh yêu cầu kỹ thuật của thùng, giảm chiều cao thùng giấy nhưng vẫn đảm bảo dung tích chứa sản phẩm, mặt khác còn giúp tiết kiệm được chi phí, giảm khối lượng thùng giấy phát sinh.

Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường

Vinamilk tiếp tục phát huy những nghiên cứu về việc sử dụng nguyên vật liệu thân thiện môi trường. Vinamilk hạn chế tối đa sử dụng những nguyên vật liệu không có khả năng tái chế, tái sử dụng, chất liệu khó phân hủy sinh học.

- Sử dụng túi nhựa tự hủy sinh học và túi tái sử dụng nhiều lần. Tất cả cửa hàng “Giấc Mơ Sữa Việt” của Vinamilk nói “Không” với việc sử dụng túi nilong thông thường.

- Bao bì hộp giấy Vinamilk sử dụng bao bì giấy theo công nghệ Tetra Brick Aspeptic. Bao bì có thể tái chế toàn bộ và được chứng nhận FSC - chứng nhận sản phẩm mang lại lợi ích về môi trường, kinh tế và xã hội.

- Để giảm thiểu thấp nhất các tác động xấu đến môi trường, Vinamilk đang nghiên cứu hướng đến hạn chế sử dụng các nguyên phụ liệu không thân thiện môi trường như thay đổi chất liệu nắp nhựa chai PET từ có sử dụng màu thành không màu.

Vinamilk phát triển kinh tế tuần hoàn, quản lý tốt phát thải khí nhà kính 4
100% cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Vinamilk dùng túi phân hủy sinh học

Vinamilk sẽ đẩy mạnh tuyên truyền để người tiêu dùng quan tâm hơn đến môi trường, làm giảm bớt nhu cầu về bao bì nhựa, phối hợp với các bên nâng cao năng lực thu gom và tái chế bao bì nhựa, đồng thời tiếp tục giảm dần khối lượng nhựa sử dụng trong bao bì. Bên cạnh đó, ngoài các trang trại do Vinamilk làm chủ đang áp dụng các công nghệ xanh, sẽ hướng đến các trang trại liên kết, các hộ nông dân cũng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Phát triển bền vững – hướng tới Net Zero

Vinamilk hiện giữ vị trí thứ 36 trong top 40 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu (theo Plimsoll), và đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng toàn cầu với giá trị thương hiệu đạt 2,8 tỷ USD (theo Brand Finance). 46 năm đồng hành cùng người Việt, Vinamilk luôn thể hiện sự cam kết đối với các giá trị bền vững cho ngành sữa, cộng đồng và cho đất nước với 3 trụ cột: Thiên nhiên - Sản phẩm - Con người và 6 khía cạnh trọng yếu: An toàn - Chất lượng sản phẩm; Đảm bảo điều kiện lao động; Phát triển kinh tế địa phương; Giảm phát thải khí nhà kính; Quản lý chất thải; Phúc lợi dành cho động vật.

Định hướng của Vinamilk khá rõ nét trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp và sản xuất theo hướng bền vững, nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng vượt trội, tốt cho con người, thân thiện với tự nhiên.

Vinamilk cũng đang có những bước tiến trong lộ trình giảm và tiến tới trung hòa khí nhà kính. Tháng 11/2022, chung tay cùng Chính phủ hướng đến cam kết Net Zero vào năm 2050, Vinamilk đã ký kết Biên bản ghi nhớ trị giá 15 tỉ đồng với Báo Tài nguyên và Môi trường nhằm triển khai hoạt động trồng cây giai đoạn năm 2023-2027. Từ 2012-2020, Vinamilk đã trồng hơn 1,1 triệu cây xanh tại 56 địa điểm thuộc 20 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bình luận