Chờ...

Bản tin tài chính 10/5: 2. Tổng thu ngân sách thuế Nhà nước đạt hơn 46%

Tổng cục Thuế cho biết tổng thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm nay của ngành thuế đạt 544.215 tỷ đồng, đạt 46,3% dự toán.

Ngân hàng lãi khủng

Có thể nhận thấy thu nhập từ lãi thuần vẫn chiếm từ 60 - 75% trong tổng thu nhập của các nhà băng. Có thể lý giải việc chênh lệch lãi suất giữa huy động tiền gửi và cho vay khiến các NH lãi cao. Hiện tại, mặt bằng lãi suất huy động từ 3,3 - 4,5%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, 4,2 - 5,7%/năm đối với kỳ hạn 6 - 12 tháng và 5,3 - 6,5%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng trong khi NH cho vay và thu về mức lãi từ 6 - 12%/năm. Trong đó, mức lãi suất cho vay thấp hầu như chỉ áp dụng cho thời gian vài tháng và sau đó thường tăng lên 9 - 12%/năm.

Tổng thu ngân sách thuế Nhà nước đạt hơn 46%

Tổng cục Thuế cho biết tổng thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm nay của ngành thuế đạt 544.215 tỷ đồng, đạt 46,3% dự toán.

Bản tin tài chính 10/5: 2.	Tổng thu ngân sách thuế Nhà nước đạt hơn 46% 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Theo Tổng cục Thuế, thu ngân sách 4 tháng đầu năm tiếp tục đạt tiến độ thu khá so với dự toán và tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái là do phát sinh các khoản thu từ những năm trước được các tổ chức, cá nhân nộp trong quý 1/2022 như thu cổ tức được chia của các ngân hàng; thu từ dầu thô tăng 82,6% so cùng kỳ (do giá dầu thô tăng cao); thu tiền sử dụng đất. Đáng chú ý, số thu thuế, phí từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt 421.652 tỷ đồng, tăng 109,8% so với cùng kỳ. 

Tổng cục Thuế cho biết số tiền thực hiện một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân còn hiệu lực từ năm 2021 và thực hiện một số chính sách hỗ trợ mới của năm 2022 ước tính khoảng 14.674 tỷ đồng.

Mở “trang bị” cho thương mại Việt – Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam sang thăm, làm việc tại thủ đô Washington D.C (Mỹ) từ ngày 11 - 17.5 tới.

Đây là sự kiện được chuyên gia đánh giá sẽ “mở trang mới” cho thương mại đầu tư giữa 2 quốc gia.

Bên cạnh đó, trong tháng 3 vừa qua, tại buổi làm việc giữa Bộ Công thương với một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Mỹ đang đầu tư kinh doanh tại VN, Công ty TNHH Ford VN cho biết đang dự kiến tăng công suất và tuyển thêm lao động trong năm nay; đại diện Tập đoàn ExxonMobil tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng thông tin đang triển khai các dự án điện khí tại VN... Các nhà đầu tư Mỹ khẳng định thương mại và đầu tư giữa 2 nước còn “dư địa lớn để phát triển” và “VN là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu”, dự báo sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Khơi thông vòng vốn bất động sản tại Việt Nam

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đóng góp của thị trường bất động sản trong GDP giai đoạn 2019-2021 khoảng 14%. Thị trường bất động sản có khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành quan trọng khác của nền kinh tế và trở thành nhịp cầu nối cho các thị trường khác, góp phần phát triển đồng bộ các loại thị trường và đó là điều quan trọng để cơ chế thị trường phát huy tác dụng.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Phạm Nguyễn Toan, những năm gần đây, nguồn vốn thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển dần trở nên phong phú hơn. Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế trong cơ chế, chính sách và phương thức quản lý, điều tiết dòng vốn cho thị trường này. Doanh nghiệp vẫn phụ thuộc trước hết và chủ yếu vào vốn tín dụng ngân hàng.

Trong bối cảnh này, việc tiếp tục đa dạng hóa và hoàn thiện các kênh huy động vốn đầu tư bất động sản cần là một trong những ưu tiên chính sách trong giai đoạn tới.

Bản tin tài chính 10/5: 2.	Tổng thu ngân sách thuế Nhà nước đạt hơn 46% 2
Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN

Kinh tế Indonesia tăng trưởng bền vững bất chấp lạm phát toàn cầu

Bất chấp bão giá toàn cầu, kinh tế Indonesia vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 5,01% trong quý 1, gần như không thay đổi so với mức tăng 5,02% ghi nhận trong quý trước đó.

Báo cáo ngày 9/5 của Cơ quan thống kê Indonesia cho biết mức tăng trưởng này đúng với dự báo của Bộ trưởng Tài chính Indonesia rằng kinh tế nước này sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình 5%.

Người đứng đầu Cơ quan thống kế Indonesia, ông Margo Yuwono cho biết kinh tế Indonesia đạt mức tăng trưởng bền vững trên là nhờ sự phục hồi chi tiêu tiêu dùng của người dân, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp và xuất khẩu hàng hóa như than, dầu cọ và niken - nguyên liệu sản xuất thép, sau khi nước này nới lỏng một số biện pháp phòng dịch COVID-19.

Đây là một thông tin tích cực đối với kinh tế Indonesia trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang chịu nhiều áp lực từ lạm phát do giá cả hàng hóa tăng đột biến, đặc biệt là năng lượng do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga và Ukraine, cũng như tình trạng khan hiếm nguồn cung.

 

* Nội dung này được phát sóng trên kênh Giao Thông Đô Thị - VOH FM 95.6MHz  
Giao thông, tin tức mỗi ngày cùng Nhịp Sống Sài Gòn trên tần số VOH Fm95.6Mhz  
Tổng đài giao thông: 028.3822.1188  
Fanpage liên hệ: https://www.facebook.com/Nhip.song.Sai.Gon.95.6Mhz/  
Bình luận