Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 31/7: Giá xăng trong nước có thể tăngmạnh 1.500 đồng/lít vào ngày mai

VOH – Giá dầu thế giới giảm nhẹ sau khi tăng 5 phiên liên tiếp vào tuần trước. Giá xăng trong nước có thể tăng tới 1.500 đồng/lít vào ngày mai.
Giá xăng dầu hôm nay 31/7/2023
Ành: Phương Nguyệt

Giá xăng dầu ngày mai có thể tăng mạnh

Lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu dự báo giá xăng trong nước trong kỳ điều hành ngày mai (1/8) có thể tăng 900 - 1.300 đồng/lít, trường hợp cơ quan quản lý trích lập quỹ Bình ổn giá xăng dầu, mức tăng có thể lên tới 1.500 đồng/lít.

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 26/7 có xu bướng tăng mạnh. Xăng RON 95 hiện đang ở mức 104,2 USD/thùng; RON 92 khoảng 98,7 USD/thùng. Còn dầu diesel ở mức 107,6 USD/thùng, dầu hỏa khoảng 105,2 USD/thùng. Riêng dầu dầu mazut tăng khoảng 5 USD/tấn, lên 501,1 USD/tấn.

Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho biết, giá xăng dầu trên thế giới những ngày gần đây biến động liên tục và chủ yếu theo xu hướng tăng mạnh.

Dựa trên diễn biến giá thế giới, các doanh nghiệp dự báo trong kỳ điều hành ngày 1/8, xăng E5 RON 92 trong nước có thể tăng 1.000-1.100 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 1.100-1.200 đồng/lít, trong khi dầu diesel có thể tăng 1.300-1.400 đồng/lít. Nếu liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính chi quỹ bình ổn, giá xăng dầu có thể tăng ít hơn.

Giá bán các loại xăng dầu hôm nay ngày 29/7 được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 21/7 của liên Bộ Tài chính - Công Thương.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 31/7/2023

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 31/7: Giá xăng trong nước có thể tăngmạnh 1.500 đồng/lít vào ngày mai 2

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, với hạ tầng xăng dầu, dự trữ dầu thô và sản phẩm chế biến xăng dầu đáp ứng tối thiểu 20-25 ngày nhập ròng, xăng dầu thương mại đáp ứng 30-35 ngày, còn hạ tầng dự trữ quốc gia là 15-30 ngày nhập khẩu ròng.

Với LPG, hạ tầng dự trữ đạt sức chứa tới 800.000 tấn giai đoạn 2021-2030 và tới 900.000 tấn giai đoạn sau năm 2030.

Do vậy, Việt Nam sẽ xây mới 500.000m3 kho chứa xăng dầu đến 2030 phục vụ dự trữ quốc gia. Kho dự trữ dầu thô sẽ được xây mới 1-2 kho tại các khu vực gần nhà máy lọc dầu (Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn), với tổng công suất 1-2 triệu tấn dầu thô.

Với hạ tầng dự trữ thương mại, sẽ tiếp tục khai thác 89 kho hiện nay và mở rộng, nâng công suất các kho thương mại lên khoảng 1,4 triệu m3. Cùng đó, 59 kho xăng dầu thương mại sẽ được xây mới tại các địa phương, tổng công suất khoảng 5,1 triệu m3.

Tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đến năm 2030 khoảng 270.000 tỷ đồng, huy động chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách, vốn của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng dự trữ dành riêng cho hạ tầng dự trữ quốc gia.

Giá xăng dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu ngày 31/7, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,2% xuống 80,42 USD/thùng vào lúc 7h40 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 9 giảm 0,07% xuống 84,24 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h40 ngày 31/7/2023

Giá xăng dầu hôm nay 31/7: Giá xăng trong nước có thể tăngmạnh 1.500 đồng/lít vào ngày mai 3

Giá dầu thô quay đầu giảm nhẹ trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (31/7) sau khi tăng tuần thứ 5 liên tiếp vào tuần trước nhờ triển vọng nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung giảm.

Cả hai loại dầu đã tăng gần 5% trong tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ 5 liên tiếp. Như vậy, dầu thô đà tăng hơn 13% trong tháng 7.

Sunil Kumar Dixit, giám đốc chiến lược kỹ thuật tại SKCharting.com, cho biết đà tăng của giá dầu WTI  có thể tiếp tục nếu nó vượt qua hai mức kháng cự là 83 USD và 86 USD.

“Với việc giá dầu trong một tuần qua thể hiện mạnh mẽ, đà tăng tiếp tục với mục tiêu tiếp theo là đạt 80,7 USD, cao hơn nhiều so với đường EMA 50 tuần, hay Đường trung bình động hàm mũ, là 78,50 USD", ông nói.

Mức kháng cự cao hơn tiếp theo được nhìn thấy ở mức 83,5 USD, theo sau là 85,3 USD và 86,4 USD. Mặt khác, mức hỗ trợ được giữ ở 79,4 USD, với 79 USD là mức hỗ trợ tâm lý. Việc phá vỡ xuống dưới vùng này sẽ là dấu hiệu đầu tiên của sự yếu đi của động lực, điều này có thể dẫn đến sự điều chỉnh ngắn hạn xuống 76,5 USD, ông nói thêm.

Tuần trước, cả hai mặt hàng dầu tiêu chuẩn đã tăng 4 phiên, giảm 1 phiên, có những phiên “chao đảo” mạnh ở nửa đầu phiên giao dịch nhưng tính cả tuần đều tăng gần 5%, đánh dấu tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp.

Các yếu tố hỗ trợ giá dầu leo dốc bao gồm nguồn cung thắt chặt với việc các thành viên của OPEC+ liên tục cam kết cắt giảm sản lượng tự nguyện, nhu cầu xăng của Mỹ tăng, dự trữ xăng dầu của Mỹ giảm và kỳ vọng của thị trường vào các biện pháp kích cầu mới của Trung Quốc.

Theo CNN, tính từ cuối tháng 6 đến nay, giá dầu đã tăng hơn 16%, ghi nhận đợt tăng dài nhất kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Kiev làm đảo lộn thị trường năng lượng.

Trong một báo cáo trước đó của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), IEA dự báo nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày lên mức kỷ lục 102 triệu thùng trong năm nay. Tuy nhiên, sản lượng dầu toàn cầu được dự báo chỉ tăng 1,5 triệu thùng/ngày lên 101,5 triệu thùng.

Bình luận