Chờ...

Hội nghị lần thứ 4 về khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng Đông Nam Bộ

(VOH) - Hôm nay 23/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ chủ trì hội nghị toàn quốc về phương hướng phát triển KTXH và bảo đảm Quốc phòng an ninh Vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Đây là Hội nghị thứ 4 được Bộ Chính trị tổ chức nhằm sớm đưa Nghị quyết 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 và Kết luận 27-KL/TW, ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về phát triển KTXH và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng Đông Nam Bộ
Hôm nay 23/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ chủ trì hội nghị toàn quốc về khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng Đông Nam Bộ 

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 53 và Kết luận 27 thể hiện sự quan tâm đặc biệt và là chủ trương có ý nghĩa chiến lược nhằm huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng để phát triển nhanh, ổn định và bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần tích cực vào sự phát triển chung của khu vực phía Nam và cả nước.

Vùng Đông Nam Bộ có  diện tích trên 30,5 ngàn km2 (9,2% diện tích của cả nước); dân số khoảng 21,9 triệu người (22% dân số cả nước); GRDP chiếm hơn 35% cả nước; đóng góp trên 40% tổng thu ngân sách; thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,58 lần, đô thị hóa gấp 1,8 lần trung bình cả nước.

Vùng Đông Nam Bộ còn là trung tâm công nghiệp, cảng biển và logistics lớn nhất của cả nước, hàng năm đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam.

Ttrình độ phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ đang có sự thay đổi tích cực ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, đô thị, du lịch, viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai, đào tạo nhân lực, với tứ giác động lực TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu, cùng sự năng động kinh tế và vai trò ngày càng cao của Long An, Tiền Giang, Bình Phước và Tây Ninh…

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tốc độ phát triển của các địa phương trong vùng đã có dấu hiệu chậm lại, nguyên nhân chủ yếu là do sự quá tải của hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng và nhiều nguyên nhân khác như chiếc áo thể chế quá chật hoặc không được thiết kế phù hợp với yêu cầu phát triển của Vùng.

Kinh tế của vùng còn những yếu tố thiếu vững chắc; phát triển còn mang tính tự phát, chất lượng quy hoạch thấp; sự liên kết, phối hợp giữa các tỉnh trong vùng chưa tốt; công nghiệp về cơ bản vẫn là gia công, giá trị gia tăng thấp; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm chưa cao; ô nhiễm môi trường gia tăng; một số vấn đề xã hội còn nhiều phức tạp.

Bình luận