Chờ...

Thương mại điện tử trở thành kênh mua sắm hàng đầu trong mùa dịch Covid-19

(VOH) - Ngày 1/6/2021, báo cáo “Thị trường quảng cáo số VN 2021: Chiến lược đón đầu và đột phá” đã được phát hành bởi Công ty quảng cáo Adsota và đối tác chiến lược SOL Premier.

Báo cáo mang đến cái nhìn toàn cảnh về sự thay đổi của Digital Marketing Việt Nam trong giai đoạn “bình thường mới" cũng như những kinh nghiệm thực chiến qua mùa dịch của các thương hiệu lớn tại Việt Nam.

Từ đó, báo cáo sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm hướng tiếp cận khách hàng phù hợp và hiệu quả hơn để bứt phá kinh doanh, “vượt bão” COVID-19.

70% dân số dành thời 1/3 thời gian mỗi ngày để truy cập Internet trong mùa dịch - “mỏ vàng” cho tiếp thị số doanh nghiệp.

Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ thâm nhập Internet lớn trên thế giới.

Với dân số khoảng 98 triệu người, độ tuổi trẻ, lượng người truy cập Internet tại nước ta lên tới 70% dân số với 155 triệu thuê bao di động, đứng thứ 5 toàn cầu về tỷ lệ thuê bao trên dân số cả nước.

Trong năm 2019, trung bình mỗi người Việt dành khoảng 6.5 tiếng một ngày để truy cập Internet. COVID-19 diễn ra, các hình thức giải trí ngoài trời bị hạn chế càng khiến cho lượng thời gian này tăng lên tới gần 7 tiếng/ngày.

Thương mại điện tử trở thành kênh mua sắm hàng đầu của người tiêu dùng mùa dịch 1
Toàn cảnh thị trường Digital tại Việt Nam.

Cùng với đó, thị trường thiết bị di động tại nước ta đã phát triển vô cùng ấn tượng với 97% lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam truy cập bằng các thiết bị di động, theo báo cáo từ We are Social.

Đại dịch COVID-19 kéo dài đi kèm những đợt giãn cách xã hội bất ngờ đã khiến nhu cầu sở hữu và sử dụng thiết bị truy cập Internet để làm việc, học tập, giải trí tại nhà tăng cao.

Người dân hiện có khả năng truy cập các nền tảng kỹ thuật số mọi lúc mọi nơi.

Trong bối cảnh đó, lời giải cho bài toán tiếp cận khách hàng phù hợp và hiệu quả hơn để đón đầu và bứt phá trong kinh doanh của doanh nghiệp Việt phải là tiếp thị số.

Tăng trưởng người dùng 41%, các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam bước vào thời kỳ “vàng son”

COVID-19 tuy gây ra không ít khó khăn nhưng cũng là cú hích lớn cho các sàn Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong năm qua.

Thời điểm đại dịch bùng phát, TMĐT Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 18%, quy mô thị trường lên đến 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Nguyên nhân cho sự tăng trưởng đột phá này là quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt từ chính phủ đã khiến người tiêu dùng phải tìm cách thích nghi với việc mua sắm từ xa.

Thương mại điện tử trở thành kênh mua sắm hàng đầu của người tiêu dùng mùa dịch 2
Tỷ lệ khách hàng Digital mới so với tổng khách hàng dịch vụ tại SEA

Theo báo cáo từ Adsota ghi nhận, 41% là con số ghi nhận tăng trưởng người dùng mới từ các nền tảng TMĐT tại Việt Nam. Ngạc nhiên hơn, có tới 91% trong số đó quyết định sẽ tiếp tục sử dụng các nền tảng TMĐT này kể cả khi thế giới đã vượt qua đại dịch.

Với mức tăng trưởng ấn tượng đó, Việt Nam nhanh chóng trở thành “miếng bánh hấp dẫn” hàng đầu cho TMĐT tại khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, thói quen và hành vi người tiêu dùng cũng đã thay đổi để kịp thời thích nghi với việc mua bán trao đổi hàng hóa theo kiểu mới.

Vì vậy, để làm quen, tiếp cận và đưa sản phẩm tới khách hàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng thấu hiểu và tìm cách cá nhân hóa trải nghiệm người tiêu dùng trong sự “bình thường mới”.

Hiện rất nhiều doanh nghiệp lớn đã thành công trong việc thấu hiểu và tiếp cận người dân trong mùa dịch, một trong số đó phải kể tới những tên tuổi lớn như Lazada, Bộ Y Tế, Daikin hay PizzaHome.

Từ việc Lazada áp dụng nhuần nhuyễn Influencer Marketing, tới việc triển khai các video âm nhạc đạt số người xem kỷ lục từ Bộ Y Tế hay việc chuyển đổi số nhanh chóng từ Daikin, hoặc việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại PizzaHome được liên tục đổi mới sáng tạo.

Những kinh nghiệm thực chiến của các nhãn hàng trên đã đưa đến nhiều giải pháp thông minh, sáng tạo, hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt để đương đầu với “cơn bão” Covid-19.

Hành vi mua sắm thay đổi, giá cả không còn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng

Trước ảnh hưởng rõ rệt của đại dịch COVID-19, hành vi mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam đã có những sự thay đổi nhất định.

Các hoạt động mua sắm bên ngoài như siêu thị, cửa hàng hay chợ truyền thống được người tiêu dùng giảm thiểu tối đa, thay vào đó, họ có xu hướng tăng cường và tập trung hơn cho những chi tiêu có thể thực hiện tại nhà.

Những mặt hàng có mức chi tiêu tăng trưởng mạnh trong mùa dịch là các mặt hàng thiết yếu (đặc biệt là thực phẩm), dịch vụ Internet, nhà ở & tiện ích và chăm sóc sức khỏe.

Trái ngược với xu hướng gia tăng này, việc chi tiêu cho các sản phẩm/dịch vụ làm đẹp và giải trí giảm mạnh do những biện pháp ngăn cách xã hội nghiêm ngặt từ chính phủ để hạn chế khả năng lan rộng của dịch bệnh.

Thương mại điện tử trở thành kênh mua sắm hàng đầu của người tiêu dùng mùa dịch 3

Thời điểm này, người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm hơn, nhưng thay vì lựa chọn những mặt hàng giá rẻ họ lại quan tâm tới những sản phẩm có chất lượng tốt và có lợi cho sức khỏe.

Influencer Marketing “lên ngôi”, video ngắn “cưa đổ” người dùng

Tình trạng giãn cách cách xã hội đã khiến người dân phải giảm thiểu tối đa những hoạt động ngoài trời và tìm kiếm nguồn giải trí và tương tác trực tuyến thay thế.

69% người tham gia khảo sát cho biết, họ xem các nội dung streaming tại nhà nhiều hơn so với thời kỳ trước đại dịch.

Ngoài ra, chỉ trong gần nửa tháng kể từ khi cách ly xã hội, mọi chỉ số livestream trên Facebook Gaming đều gia tăng đáng kể. Cụ thể: tổng lượt xem tăng tới 81.37% và cán mốc 119.7 triệu lượt; lượt tiếp cận và tương tác tăng lần lượt 79.6% và 50%.

Thương mại điện tử trở thành kênh mua sắm hàng đầu của người tiêu dùng mùa dịch 4
Xem livestream trở thành phương thức giải trí được ưa chuộng nhất trong mùa dịch

Số liệu từ 7Saturday’s Report, tới 90% người mua hàng Việt Nam tin tưởng vào các đánh giá của Influencer, trong khi đó chỉ có 33% tin tưởng vào quảng cáo từ các nhãn hàng.

Trên thực tế, Covid-19 đã tạo ra ảnh hưởng lớn tới cộng đồng Influencer bởi phần đông người dùng đến với họ do yêu thích những trải nghiệm phong phú và mới lạ.

Nhờ sự đa dạng về lĩnh vực và khả năng truyền tải nội dung tài tình, Influencer Marketing đã trở thành "con cưng" của rất nhiều ngành hàng, điển hình là FMCG, Công nghệ, Làm đẹp, Thương mại điện tử,...

Bên cạnh đó, sự đa dạng về mức chi phí cũng khiến Influencer trở thành lựa chọn phù hợp với rất nhiều mục đích và quy mô doanh nghiệp. Chi phí cho các Influencer ở Việt Nam dao động từ 500.000 - 1.500.000 đồng đối với Nano Influencer và lên đến 45 - 100 triệu đồng đối với Mega Influencer.

Adsota cũng ghi nhận các nội dung video ngắn (short-video) đang trở nên rất phổ biến. Bằng chứng là nền tảng Tiktok - siêu ứng dụng đăng tải và xem các video ngắn trong năm vừa qua ghi nhận tới 1.65 tỷ lượt tải về chiếm gần ⅕ dân số thế giới mặc dù chỉ mới ra đời được 4 năm.

Cùng với đó, Instagram - ứng dụng nổi tiếng cho phép chia sẻ hình ảnh và video miễn phí đã nghiên cứu, phát triển và cho ra mắt tính năng Reels - thứ cho phép người dùng đăng tải các video ngắn với độ dài dưới 30 giây.

Bình luận