Triển lãm "Source India 2018" tổ chức tại Ấn Độ từ 21- 23/9/201

(VOH) -Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TPHCM phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ (InCham) giới thiệu triển lãm ‘Source India 2018’ tại TPHCM.

‘Source India 2018’ sẽ được tổ chức tại Surat-Ấn độ từ ngày 21- 23/9/2018. Đây là chương trình tập trung giao lưu doanh nghiệp trong chuỗi giá trị các sản phẩm dệt may sợi nhân tạo.

Các loại vải (bao gồm vải may bộ trang phục, áo may-ô và thời trang nữ), sợi, vải sợi trang trí, hàng dệt thủ công và hàng dệt kỹ thuật sẽ được các nhà xuất khẩu hàng đầu giới thiệu trong sự kiện này.

‘Source India 2018’ là triển lãm nguồn cung ứng lớn nhất cho những khách hàng quốc tế muốn tìm nguồn hàng dệt tổng hợp và sợi pha từ Ấn Độ. Có khoảng 200 nhà nhập khẩu quốc tế từ hơn 40 quốc gia đến giao dịch kinh doanh với hơn 200 nhà xuất khẩu trong lĩnh vực này.

Các quan chức  hai nước giới thiệu ‘Source India 2018’ tại TPHCM.

Theo Đại sứ Ấn Độ tại VIệt Nam ông P.Harish, số liệu từ chính phủ Ấn Độ, thương mại song phương giừa nước Việt Ấn  đã đạt 12,83 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2018. Xuất khẩu dệt may của Ấn Độ sang Việt Nam trong năm 2017 đạt mức 429 triệu USD, tăng 44% so với năm 2016. Ấn Độ nhập khẩu dệt may từ Việt Nam đạt 178 triệu USD, tăng 42% so với năm 2016.

Dệt may được xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên cho hợp tác giữa hai nước và có tiềm năng thương mại đáng kể. Source India lần thứ 2 năm 2018 sẽ là một nền tảng thương mại độc đáo, tạo ra nhiều mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài và hiệu quả giữa các công ty Ấn Độ và Việt Nam trong lĩnh vực sợi nhân tạo và sợi pha.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, Việt Nam là một trong 5 nhà xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới và cũng là một nước nhập khẩu nguyên liệu sợi và dệt may lớn nhất thế giới.

Ấn Độ là một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam trong ngành dệt may, đặc biệt là cung cấp nguyên liệu, thiết bị và công nghệ dệt may chất lượng cao.

“Các doanh nghiệp Ấn Độ có thể hợp tác với các nhà máy dệt may Việt Nam để tạo ra một chuỗi cung ứng nguyên liệu và phụ kiện tại Việt Nam, mang lại lợi ích cho cả hai bên”, bà Tuyết Mai nói.

Bình luận