Chờ...

Việt Nam có thể trở thành thị trường xuất khẩu lớn của các nhà sản xuất thiết bị y tế Ấn Độ

(VOH) - Các công ty Ấn Độ sẽ tìm kiếm cơ hội tại thị trường thiết bị y tế đang phát triển của Việt Nam, với gần 90% nhu cầu thông qua nhập khẩu.
Việt Nam có thể trở thành thị trường xuất khẩu lớn của các nhà sản xuất thiết bị y tế Ấn Độ 1
Cuộc gặp gỡ Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ đón nhận sự tham gia của các nhà sản xuất và cung cấp thiết bị y tế từ 2 quốc gia.

Tổng lãnh sự quán tại TPHCM tổ chức cuộc họp trực tuyến “Gặp gỡ doanh nghiệp Ấn Độ- Việt Nam ngành thiết bị y tế” nhằm giúp các công ty Ấn Độ có thể tìm kiếm cơ hội tại thị trường thiết bị y tế đang phát triển của Việt Nam.

Hiện nay khoảng 90% thiết bị y tế được Việt Nam nhập khẩu và Nhật Bản, Đức, Mỹ, Trung Quốc và Singapore chiếm khoảng 55% trong số đó.

Các công ty Ấn Độ có thể tìm kiếm cơ hội tại thị trường thiết bị y tế đang phát triển của Việt Nam, với gần 90% nhu cầu thông qua nhập khẩu.

Nhật Bản, Đức, Mỹ, Trung Quốc và Singapore chiếm gần 55% tổng lượng thiết bị y tế nhập khẩu của Việt Nam. Thị trường nội địa có khoảng 50 nhà sản xuất đóng góp ít hơn 10% thị phần.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến ‘Gặp gỡ Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực Thiết bị Y tế’, ông Mahesh Desai, Chủ tịch Hội đồng xúc tiến xuất khẩu kỹ thuật Ấn Độ (EEPC) cho biết: “Việt Nam có thể trở thành thị trường xuất khẩu lớn của các nhà sản xuất thiết bị y tế Ấn Độ và đóng vai trò cầu nối cho các quốc gia ASEA”.

Với nhu cầu ngày càng tăng, ngành thiết bị y tế của Việt Nam đã nổi lên như một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ cũng đã đưa ra các ưu đãi về thuế để thúc đẩy ngành công nghiệp này.

Ông Desai nói: “Nhiều nhà sản xuất thiết bị y tế và dược phẩm của Ấn Độ đã tham gia và đầu tư vào thị trường Việt Nam, đây là một dấu hiệu rất tích cực”.

Việt Nam có thể trở thành thị trường xuất khẩu lớn của các nhà sản xuất thiết bị y tế Ấn Độ 2
Ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ tại cuộc họp trực tuyến “Gặp gỡ doanh nghiệp Ấn Độ- Việt Nam ngành thiết bị y tế”.

Ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh thông tin cho biết, ngành công nghiệp thiết bị y tế tại các quốc gia Đông Nam Á là một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất đối với đầu tư nước ngoài do sự phát triển kinh tế của đất nước và nhu cầu về thiết bị và chăm sóc y tế đầy đủ.

Có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác trong lĩnh vực thiết bị y tế. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã tạo cơ hội cho cả hai quốc gia cùng chung tay và thiết lập các chuỗi cung ứng toàn cầu thay thế cho các sản phẩm khác nhau đã bị gián đoạn bởi đại dịch.

Tại buổi trao đổi trực tuyến, ông Đoàn Quang Minh, Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế, Bộ Y tế, Việt Nam chia sẻ “Chính phủ đã và đang cung cấp một môi trường chính sách thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước và kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị y tế”.

Ngành công nghiệp thiết bị y tế của Ấn Độ đang mở rộng quy mô sản xuất với tốc độ tăng trưởng nhanh, Ấn Độ có thể trở thành một cường quốc toàn cầu trong lĩnh vực này trong vài năm tới. Từ quy mô thị trường hiện tại là 11 tỷ USD và dự kiến ​​sẽ đạt 50 tỷ USD vào năm 2025.

Ông T.S.Bhasin, Nguyên Chủ tịch EEPC & Chủ tịch - Ủy ban Thương mại với các nước ASEAN nhận định, Đại dịch COVID 19 đã thay đổi các hoạt động nhưng cũng đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp tìm kiếm và áp dụng các phương thức hợp tác mới phù hợp và phát triển.

Với nhu cầu ngày càng tăng về thiết bị y tế trên toàn cầu, từ vật dùng tiêu dùng & dùng một lần đến các sản phẩm và thiết bị chăm sóc sức khỏe kỹ thuật có giá trị cao sau đại dịch Covid-19, tiềm năng xuất khẩu là rất lớn cho các nhà cung cấp Ấn Độ.

Xuất khẩu thiết bị y tế từ Ấn Độ được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 30% từ 2,1 tỷ USD vào năm 2020 lên 10 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam và các quốc gia ASEAN khác có thể là thị trường xuất khẩu lớn.

Ông Hứa Phú Doãn, Phó Chủ tịch Hội thiết bị y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Dự báo quy mô thị trường thiết bị y tế Ấn Độ sẽ đạt 11 tỷ USD vào năm 2022 và tiềm năng to lớn, đột phá cho quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ”.

Ấn Độ là thị trường thiết bị y tế lớn thứ 4 ở châu Á và nằm trong số 20 thị trường thiết bị y tế hàng đầu thế giới. Đây là  lĩnh vực tiềm năng tạo đột phá cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Việt Nam đang nổi lên là điểm đến đầu tư an toàn. Tuy nhiên, hiện nay tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Ấn Độ vào Việt Nam mới đạt 1,2 tỷ USD (tính cả các dự án đầu tư trực tiếp từ Ấn Độ và từ nước thứ ba).

Hiện nay doanh nghiệp Ấn Độ chưa có nhiều thông tin hiểu biết về Việt Nam, do vậy các cuộc họp xúc tiến thương mại sẽ giúp cung cấp nhiều thông tin để các doanh nghiệp hai nước Ấn Độ và Việt Nam hiểu biết hơn để hợp tác và xúc tiến đầu tư.

Theo thông tin từ Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ có khoảng 40 - 50 doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào Việt Nam khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát và các chuyến bay thương mại được cấp phép.

Bình luận