Bà bầu ăn măng được không?

(Voh) – Măng là loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cùng lượng chất xơ dồi dào rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đó là với người bình thường, vậy còn bà bầu ăn măng được không?

Măng tre là một loại thực phẩm khá phổ biến ở nước ta và được bán dưới nhiều hình thức như măng khô, măng tươi và măng đóng hộp. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc rằng, bà bầu ăn măng được không vì đã có nhiều trường hợp bà bầu ăn bị ngộ độc măng với nhiều mức độ khác nhau. Vậy thực hư chuyện này thế nào?

1. Bà bầu ăn măng được không?

Theo các nghiên cứu, giá trị dinh dưỡng của măng rất cao. Ngoài nước và hàm lượng chất xơ dồi dào, trong măng còn chứa protein, các loại vitamin, khoáng chất khác như canxi, sắt, kali, photpho nhưng lại ít đường và chất béo nên có tác dụng cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng tăng cân khi mang bầu hoặc nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

Đặc biệt, hàm lượng kali trong măng rất cao. Cứ 100 gram măng chứa khoảng mg kali, trong khi đó, theo nghiên cứu, những thực phẩm chứa tối thiểu 400mg kali đã có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ.

ba-bau-an-mang-duoc-khong-voh-0
Măng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet) 

Do đó, thực tế phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn măng trong thai kỳ miễn là bạn không ăn vượt quá giới hạn cho phép và đảm bảo quy trình chế biến an toàn, bởi đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bao gồm cả măng tươi và măng khô.

Các chuyên gia khuyến cáo, trong giai đoạn thai kỳ mẹ bầu chỉ nên ăn măng tối đa 1 – 2 lần trong một tháng và lượng ăn tối đa không vượt quá 200g, với măng khô là tính lượng măng đã được ngâm nở.

2. Bà bầu ăn măng nhận được lợi ích gì?

Với lượng ăn vừa phải, măng là thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Bà bầu ăn măng trong thai kỳ có thể nhận về các lợi ích sức khỏe sau đây:

2.1 Tăng cường hệ miễn dịch

Măng với đặc tính kháng khuẩn và virus nên mẹ bầu ăn măng trong những tháng giao mùa có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm lạnh và cúm.

2.2 Tốt cho hệ tiêu hóa

Bà bầu ăn măng là một trong những cách giúp bổ sung hàm lượng chất xơ cho cơ thể. Điều này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đồng thời cũng ngăn ngừa được chứng táo bón khi mang thai.

2.3 Có lợi cho tim mạch

ba-bau-an-mang-duoc-khong-voh-1
Bà bầu ăn măng có lợi cho sức khỏe tim mạch (Nguồn: Internet)

Lượng chất xơ dồi dào trong măng rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, bởi chúng có thể làm giảm hấp thụ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó hạn chế được các nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch.

2.4 Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Măng sở hữu nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm, sưng, ngăn hoạt động của gốc tự do và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.

2.5 Kiểm soát cân nặng

Măng được xem là thực phẩm có hàm lượng calo và chất béo thấp nhưng lại chứa nhiều chất xơ. Vì thế bà bầu ăn măng sẽ có cảm giác no lâu hơn, từ đó hạn chế được tình trạng tăng cân trong thai kỳ.

Xem thêm: Mức tăng cân hợp lý khi mang thai cho mẹ bầu bình thường – thiếu cân – thừa cân

3. Một số rủi ro khi bà bầu ăn măng

Cho đến hiện tại, mặc dù vẫn chưa có bằng chứng cho thấy việc bà bầu ăn măng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, măng lại là loại thực phẩm mà các mẹ nên thận trọng, tốt nhất nên tránh xa ở những tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân là do:

3.1 Măng có nguy cơ gây ngộ độc thai kỳ

Măng có chứa nhiều độc tố đặc biệt là glucozit. Chất này khi vào trong dạ dày sẽ bị phân hủy dưới tác động của men tiêu hóa sinh ra acid cyanhydric dễ gây ngộ độc và gây ra một số triệu chứng như: đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp...

Thậm chí nếu măng không được sơ chế kỹ lượng độc tố quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc nặng và có thể gây tử vong.   

3.2 Gây hiện tượng đầy hơi, chướng bụng

ba-bau-an-mang-duoc-khong-voh-2
Bà bầu ăn nhiều măng dễ gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu (Nguồn: Internet)

Trong măng, đặc biệt là măng tươi có rất nhiều chất xơ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu ăn măng quá nhiều sẽ khiến tình trạng ợ hơi, đầy bụng trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là ở những mẹ bầu đang bị ốm nghén.

3.3 Có thể dẫn đến thiếu máu ở bà bầu

Một lý do nữa để các mẹ bầu nên hạn chế ăn măng là nó có thể khiến mẹ bầu bị thiếu máu. Phụ nữ mang thai cần thường xuyên bổ sung sắt cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi, tuy nhiên, bà bầu ăn măng có thể có nguy cơ thiếu máu do trong măng có chứa chất hạn chế hình thành máu.

Thêm nữa, một loại chất độc khác trong măng gọi là cyanide, có tác dụng tiêu cực tới chuỗi hô hấp làm vô hiệu hóa enzym sắt. Nó làm người ăn bị thiếu oxy gây ra thiếu máu.

Xem thêm: Tác hại của măng tre là gì, những người nào không nên ăn măng?

4. Những lưu ý cần nhớ ki bà bầu ăn măng

Như đã nói, bà bầu ăn măng là lợi hay hại sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lượng dùng và cách sơ chế. Chúng ta không thể phủ nhận rằng trong măng có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu và thai nhi. Chính vì thế, nếu mẹ bầu thích ăn măng thì có thể ăn măng vào những tháng cuối thai kỳ và ăn với lượng cho phép.

Ngoài ra, trong quá trình chế biến cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Khi mua măng tươi về nên loại bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt măng thành từng lát mỏng và ngâm măng trong nước qua đêm. Đổ phần nước đã ngâm, rửa sạch măng rồi luộc chín. Khi luộc không đậy nắp vung. Sau khi luộc, tiếp tục ngâm và rửa sạch măng trước khi chế biến thành món ăn.
  • Nếu dùng măng khô nên ngâm măng với muối tối thiểu là 6 tiếng, rửa lại măng thật sạch, luộc chín và tiếp tục xả với nước sạch, đến khi nào nước ngâm măng không còn đục.
  • Không được ăn măng đã chế biến sẵn mua tại chợ vì có thể người bán không sơ chế, làm sạch măng đúng cách, nên có thể măng vẫn còn chứa độc chất.
  • Sau khi ăn thức ăn lạnh không nên ăn măng, bởi có thể bị đầy hơi, khó tiêu. 
  • Bà bầu mắc bệnh về tiêu hóa, hoặc bị sỏi mật, sỏi thận nên tránh ăn măng trong thai kỳ.

Nói chung, cho đến hiện tại vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào có kết luận mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi bị nhiễm độc. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên thai phụ nên hạn chế hoặc tránh ăn măng, nhất là trong 3 tháng đầu tiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Bình luận