Các phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay

(VOH) – Ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy là những phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay. Cùng đưa lên “bàn cân” để xem đâu sẽ là phương pháp ăn dặm tốt nhất dành cho bé?

1. Các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất được nhiều mẹ áp dụng, đó là: phương pháp ăn dặm kiểu Nhật , bé ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning ) và phương pháp ăn dặm truyền thống.

Tìm hiểu ưu-nhược điểm 3 phương pháp cho bé ăn dặm 'hot' nhất hiện nay 1

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được các mẹ áp dụng khá nhiều (Nguồn: Internet)

  • Ăn dặm kiểu Nhật: Là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng vì nó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như: trẻ có khả năng ăn thức ăn thô sớm, làm quen tốt với mùi vị của từng loại thực phẩm, tạo cho bé thói quen tự lập…
  • Ăn dặm bé tự chỉ huy: Là phương pháp trẻ sẽ tự ăn theo một cách chủ động. Với phương pháp này sẽ mang đến nhiều lợi ích như: giúp bé ăn và phát triển kỹ năng một cách tự nhiên, sử dụng ngón tay, bàn tay và miệng để tìm hiểu về thức ăn. Hơn thế, bé cũng sẽ học được cách nhai ngay từ những ngày đầu.
  • Ăn dặm truyền thống: Là phương pháp ăn dặm khá đơn giản, mẹ sẽ nấu cháo trắng kết hợp chung với các loại thực phẩm khác như rau, củ, thịt, cá, tôm... thành một món “cháo hỗn hợp” cho bé ăn trong những tháng đầu tập ăn dặm.

2. Ưu và nhược điểm 3 phương pháp ăn dặm

2.1 Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

  • Bé có khả năng ăn thô tạo phản xạ nhai và nuốt sớm.
  • Giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị của từng loại thức ăn.
  • Món ăn đa dạng, đầy đủ nhóm chất, được thay đổi thường xuyên ở các giai đoạn khác nhau.
  • Chế độ ăn nhạt tốt cho thận của bé.
  • Không thúc ép hay tạo cho trẻ tâm lý sợ hãy khi ăn uống.
  • Giúp tiết kiệm thời gian vì có thể chế biến và trữ đông thức ăn mà vẫn đảm bảo được mùi vị và chất lượng.

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

  • Mất thời gian và công sức hơn trong việc dạy bé ngồi ngay ngắn và tập cầm thìa.
  • Mẹ tốn thời gian chế biến riêng từng loại thức ăn, cũng như cách bảo quản.
  • Bé ăn với số lượng không nhiều và cũng có thể ko tăng cân nhanh ở giai đoạn đầu.

2.2 Phương pháp ăn dặm BLW

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm BLW:

  • Tạo cho bé sự thích thú với việc ăn uống.
  • Là nền tảng giúp bé tự lập trong ăn uống giai đoạn sau này.
  • Tăng khả năng phản xạ nhai và nuốt nhanh.
  • Bé có thể tự cầm thìa từ rất sớm.
  • Không tốn nhiều thời gian để chuẩn bị đồ ăn riêng cho bé, vì cách chế biến đồ ăn của bé sẽ giống như với thức ăn người lớn chỉ là ở dạng mềm hơn.
  • Bé sẽ khám phá mùi vị, màu sắc và kết cấu của mỗi loại thức ăn tốt hơn.

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm BLW:

  • Thời gian đầu bé chỉ làm quen và ăn rất ít.
  • Mẹ sẽ khá vất vả trong việc dọn dẹp sau bữa ăn của trẻ.
  • Trẻ có thể bị hóc thức ăn trong khi ăn.

2.3 Phương pháp ăn dặm truyền thống

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống:

  • Có thể ăn với số lượng nhiều ngay từ những ngày đầu tập ăn và tăng cân tốt khi mới tập ăn.
  • Hệ tiêu hóa được bảo vệ bởi thức ăn được xay nhuyễn hoàn toàn.

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống:

  • Quá chú trọng đến chất và lượng thức ăn đưa vào cơ thể bé.
  • Ảnh hưởng tới khả năng nhai và nuốt do bé đa phần đều ăn thức ăn xay nhuyễn.
  • Khó phát hiện bé có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào do thức ăn đều bị trộn lẫn.
  • Bé dễ bị đi ngoài hoặc táo bón do thường ăn với số lượng nhiều và quá nhiều chất đạm.
  • Bé không được làm quen với từng vị thức ăn khác nhau.

Xem thêmTập trẻ ăn dặm đúng cách – 5  nguyên tắc quan trọng mẹ cần phải nhớ

3. Gợi ý thực đơn ăn dặm theo từng phương pháp

Khi đã biết được ưu – nhược điểm của các phương pháp ăn dặm, mẹ sẽ lựa chọn cho mình một phương pháp ăn dặm phù hợp nhất để thực hiện. Để có thể hiểu rõ hơn trong các phương pháp này bé sẽ ăn những món ăn như thế nào , mẹ có thể tham khảo một số món ăn gợi ý sau đây

1.1 Thực đơn ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, món đầu tiên mà bé được ăn chính là cháo nhuyễn 1:10 (1 gạo:10 nước) và tỷ lệ này sẽ thay đổi khi bé lớn dần.

goi-y-me-3-phuong-phap-tap-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-2-voh

Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật mang đến nhiều lợi ích (Nguồn: Internet)

Mỗi loại thực phẩm được chế biến riêng biệt không trộn lẫn vào nhau để giúp bé nhận biết được mùi vị cũng như mẹ có thể biết bé dị ứng với những gì. Mỗi bữa ăn phải đảm bảo đủ 3 nhóm thực phẩm (tinh bột, đạm và vitamin) và luôn thay đổi nguyên liệu.

Thực đơn gợi ý

🔴 Cháo và bí đỏ nghiền

Nguyên liệu: cháo gạo, bí đỏ, nước dashi/nước sôi

Cách thực hiện:

  • Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch. Sau đó hấp hoặc luộc chín và rây mịn bí đỏ qua lưới.
  • Cháo trắng nấu chín nghiền nhuyễn.
  • Pha bí đỏ với nước dashi/ nước sôi để tạo thành hỗn hợp loãng mịn.
  • Múc cháo và bí đỏ ra từng phần riêng để bé thưởng thức.

🔴 Sữa trộn cải bó xôi

Nguyên liệu: 2 - 3 lá cải bó xôi, 2 thìa sữa công thức/sữa mẹ, một ít bột bắp, 40ml nước 70 độ C

Cách thực hiện:

  • Luộc chín cải bó xôi, vớt ra cối nghiền thật nhuyễn.
  • Trộn cải đã nghiền với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Cho hỗn hợp vào nồi đun lại cho chín mềm cùng một ít bột bắp (nếu có)

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 - 6 tháng tuổi trong 30 ngày

1.2 Tập trẻ ăn dặm theo phương pháp ăn dặm chỉ huy

Khi bắt đầu tập ăn dặm, thức ăn của bé sẽ được nấu riêng cho từng món và bé được tập ăn thô ngay thay vì ăn cháo xay nhuyễn.

goi-y-me-3-phuong-phap-tap-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-3-voh

Phương pháp dặm chỉ huy sẽ giúp bé có thể tự ăn theo một cách chủ động (Nguồn: Internet)

Thực đơn gợi ý

🔴 Rau củ hấp

Khi tập ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ có thể cho bé ăn các loại rau củ như: cà rốt, bí đỏ, bí xanh, bí ngòi, bông cải, khoai tây, khoai lang mật, .... Các loại rau củ quả mẹ cắt thành từng thanh nhỏ vừa với tay cầm của trẻ. Sau đó luộc hoặc hấp cho đến khi chín mềm là được.

Xem thêm: ‘Bỏ túi’ kiến thức tập cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy đơn giản, hiệu quả

1.3 Thực đơn ăn dặm theo phương pháp ăn dặm truyền thống

Đối với phương pháp ăn dặm truyền thống trẻ 6 tháng tuổi, mẹ sẽ nấu cháo trắng kết hợp chung với các loại thực phẩm khác như rau, củ, thịt, cá, tôm... Tất cả đều phải được làm nhuyễn bằng cách xay, tán hoặc rây qua lưới.

goi-y-me-3-phuong-phap-tap-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-1-voh

Trẻ ăn dặm theo phương pháp truyền thống (Nguồn: Internet)

Thực đơn gợi ý

🔴 Cháo khoai lang cải bó xôi

Nguyên liệu: Khoai lang, cải bó xôi, dầu ăn cho trẻ em

Cách thực hiện:

  • Khoai lang nấu chín mềm, nghiền nhuyễn hoặc rây mịn qua lưới.
  • Cải bó xôi cắt nhỏ chần qua nước sôi rồi xay nhuyễn.
  • Trộn chung 2 nguyên liệu đã sơ chế, đảo sơ trên bếp cho nóng. Có thể cho thêm dầu ăn cho trẻ (nếu muốn)
  • Chế ra chén và cho bé ăn.

🔴 Bơ nghiền với sữa mẹ/sữa công thức

Nguyên liệu: Bơ, sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách thực hiện:

  • Bơ nạo lấy phần thịt, trộn chung với sữa, nghiền nhuyễn hoặc xay mịn hỗn hợp.
  • Sau đó múc ra chén và bắt đầu cho bé thưởng thức.

Khi tập cho trẻ ăn dặm mẹ dù bằng phương pháp nào thì mẹ cũng cần lưu ý, chỉ nên tập cho bé ăn các loại rau củ trước, hạn chế cho bé ăn các loại thịt, cá vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu dễ dẫn dẫn đến rối loạn tiêu hóa và nhiều vấn đề khác.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái
Bình luận