Đau nhũ hoa là hiện tượng gì và có phải mang thai hay không?

Đau nhũ hoa là một trong những lo lắng thầm kín mà rất nhiều chị em gặp phải, một trong những mối bận tâm đó chính là việc bị đau nhũ hoa là hiện tượng gì và có phải mang thai hay không?

Đau nhũ hoa (đau đầu ngực, đau đầu ti, đau núm vú) là một hiện tượng xảy ra ở khối vú, riêng biệt không liên quan tới lồng ngực như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đau nhũ hoa thường ở mức độ vừa phải khiến chị em cảm thấy khó chịu nhưng không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

2. Đau nhũ hoa là hiện tượng gì ?

Mặc dù đau nhũ hoa là một trong những biểu hiện của việc thụ thai. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp phụ nữ bị đau nhũ hoa nhưng hoàn toàn không phải do hiện tượng mang thai gây ra. Đó là:

2.1. Giai đoạn tuổi dậy thì

Với những bé gái mới lớn, việc phát triển nhũ hoa là dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì, đây là bước đánh dấu sự tăng trưởng và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nữ giới. Lúc này, tuyến vú và mô mỡ có sự phát triển, nhũ hoa tăng kích thước và sưng lên gây ra những cơn đau nhức.

Trong lần đầu tiên có kinh nguyệt, cơn đau nhức đầu ngực có thể sẽ tăng lên.

2.2. Đau nhũ hoa trong thời gian rụng trứng

Sự rụng trứng thường xuất hiện ở giữa chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều chị em có thể sẽ bị đau nhức đầu nhũ hoa trước, trong và sau khi rụng trứng. Nguyên nhân là do lượng hormone estrogen và progesterone tăng lên.

hien-tuong-dau-nhu-hoa-co-phai-mang-thai-1-voh

Một số chị em có thể sẽ bị đau nhức đầu nhũ hoa trong thời gian rụng trứng (Nguồn: Internet)

Trong thời gian rụng trứng, cơ thể có những chuẩn bị để có thể mang thai với việc mở rộng các tuyến vú – tuyến sản xuất sữa và làm cho nhũ hoa đau nhức.

Ngoài ra, lượng hormone progesterone sau rụng trứng cũng giữ lại nước trong cơ thể. Nước được giữ lại trong các mô vú, làm chúng căng và khiến nhũ hoa bị đau.

2.3. Giai đoạn tiền mãn kinh

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, việc thiếu hụt progesterone trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều rối loạn, trong đó có cả việc nhũ hoa sẽ bị đau.

2.4. Thời kỳ mãn kinh

Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, hàm lượng hormone trong cơ thể sẽ biến động mạnh và dẫn đến nhiều vấn đề về thể chất và tâm lý như căng ngực, đau nhũ hoa, kinh nguyệt không đều, bốc hỏa, đau đầu, đầy hơi, tâm trạng thay đổi thất thường...

Nguyên nhân là do thời kỳ mãn kinh, hormone progesterone trong cơ thể sản xuất rất ít, trong khi lượng estrogen lại bị quá tải.

2.5 Đau nhũ hoa do mặc áo quá rộng hoặc quá chật

Việc mặc những bộ quần áo bó sát hay quá rộng cũng làm cho núm vú cọ xát với áo và dễ gây kích ứng da. Khi bạn tập chạy bộ mà mặc áo bó sát sẽ khiến việc cọ xát được lại lặp nhiều lần sẽ khiến núm vú dễ chảy máu, đau đầu ngực và có vết nứt. Ví thế hãy mặc áo và áo lót vừa với cơ thể để hạn chế va chạm.

2.6 Đau do bị stress

Không ít trường hợp chị em phụ nữ bị căng thẳng trong cuộc sống, gia đình, công việc, tiền bạc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làm cơ thể giải phóng ra nhiều hormone căng thẳng, cảm thấy khó chịu, đau tức đầu nhũ hoa. Vì thế để giảm đau đầu nhũ hoa thì cần dành thời gian để nghĩ ngơi, thư giãn để tinh thần được sảng khoái, thoải mái, vui vẻ trở lại.

2.7 Do cho con bú

Khi cho con bú thì không thể tránh khỏi những tình trạng như nứt cổ gà làm đau đầu nhũ hoa, thường nguyên nhân gây đau nhũ hoa khi cho con bú như là căng sữa, kỹ thuật con bú không cách, khó trong việc hút sữa,...Để giảm đau đầu nhũ hoa sau khi con bú thì mẹ bầu có thể rửa đầu ti qua nước ấm hoặc đắp gạc ẩm lên vết thương cho mau lành.

2.8 Đau đầu nhũ hoa khi mang thai

Khi phụ nữ mang thai, ngoài tâm lý thì vóc dáng cũng sẽ thay đổi nhiều. Một trong những thay đổi sau khi thụ thai chính là thay đổi ở mô vú. Khi mang thai, hàm lượng hormone estrogen và progesterone làm tăng lưu lượng máu và những thay đổi ở mô vú làm xảy ra hiện tượng đau đầu nhũ hoa, vòng 1 căng tức và trở nên rất nhạy cảm.

3. Hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi mang thai xảy ra khi nào?

Hầu hết phụ nữ khi mang thai sẽ gặp phải triệu chứng đau đầu nhũ hoa vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, thường xuất hiện ở tuần thứ 4 hoặc tuần thứ 6 của thai kỳ và kéo dài cho đến tháng thứ 3.

Theo đó, phần lớn chị em sẽ cảm thấy bị đau đầu nhũ hoa khi chạm vào hoặc có cảm giác căng tức, đau đớn khi mặc áo ngực. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng bình thường của thai kỳ nên chị em không cần phải quá lo lắng. Thực tế, hiện tượng đau ở đầu nhũ hoa là một bước rất quan trọng để bộ ngực thực hiện chức năng sau này chính là: tạo sữa cho bé.

hien-tuong-dau-nhu-hoa-co-phai-mang-thai-voh

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể sẽ gặp phải hiện tượng đau nhũ hoa (Nguồn: Internet)

Khi đã mang thai, phụ nữ sẽ thấy rõ sự thay đổi của các tĩnh mạch của vùng da ở ngực, đồng thời 2 đầu nhũ hoa cũng sẽ trở nên lớn hơn và sậm màu hơn. Sau vài tháng, quầng vú và đầu nhũ hoa càng sậm màu và lớn hơn nữa.

Không chỉ có hiện tượng đau hai đầu nhũ hoa mà chị em còn thấy những nốt sần trắng nhỏ li ti xuất hiện trên núm vú, đó là những hạt montgomery, một dạng tuyến sản sinh dầu hoàn toàn bình thường để chuẩn bị cho việc nuôi con.

4. Những thay đổi của bộ ngực khi có thai

Ngoài những thay đổi về đầu ti, phụ nữ khi mang thai cũng sẽ dễ dàng nhận thấy những thay đổi khác của bộ ngực trong suốt thai kỳ như:

  • Ngực phát triển lớn hơn để chuẩn bị cho thời kỳ cho con bú bằng sữa mẹ. Phụ nữ sẽ cảm nhận được sự thay đổi về kích thước bầu ngực khi vừa mới cấn thai.
  • Ngực tiết sữa non: Hiện tượng này có thể sẽ không gặp ở một số phụ nữ nhưng đa phần vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy ngực mình tiết ra một chất lỏng, màu vàng hoặc một lớp màng hoặc chất đóng cục (đó chính là sữa non).

Như vậy, không phải trường hợp nào đau nhũ hoa cũng là dấu hiệu mang thai, bởi đó có thể là do kỳ nguyệt san, thay đổi nội tiết tố phụ nữ... Vì thế, để biết chính xác hiện tượng đau nhũ hoa có phải mang thai không, chị em có thể sử dụng que thử thai hoặc đến bệnh viện để siêu âm, làm các xét nghiệm liên quan để có được câu trả lời chính xác.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái
Bình luận