Nguy hiểm: bà bầu cũng có thể mắc bệnh tay chân miệng

(VOH) – Bệnh tay chân miệng tấn công cả người lớn. Do đó, các mẹ mang thai cần hết sức chú ý để bảo vệ bản thân và thai nhi.

Về lý thuyết, phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai bị bệnh tay chân miệng và đặc biệt chú ý các biện pháp phòng ngừa lây truyền vì sự nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

1. Phụ nữ mang thai có mắc bệnh Tay chân miệng và lây cho con?

Nhiễm vi rút đường ruột và bệnh tay chân miệng rất hay gặp ở phụ nữ mang thai vì họ thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh. Chúng có thể gây bệnh nhẹ hoặc không gây bệnh ở phụ nữ mang thai.

Chưa có bằng chứng rõ rệt về việc nhiễm vi rút đường ruột (trong đó có vi rút gây bệnh bệnh tay chân miệng ở bà mẹ) có liên quan đến hậu quả bất lợi của thai kỳ (như phá thai, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh).

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có thể truyền bệnh cho em bé nếu họ bị nhiễm bệnh thời gian ngắn trước khi sinh hoặc có các triệu chứng tại thời điểm sinh.

Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm vi rút đường ruột có bệnh nhẹ, hiếm khi tiến triển thành nhiễm trùng nặng ở nhiều cơ quan, bao gồm cả gan, tim và tử vong do nhiễm trùng. 

Phụ nữ mang thai phải cẩn trọng với bệnh tay chân miệng voh.com.vn

Phụ nữ mang thai cần cẩn trọng trước bệnh tay chân miệng. Hình: internet

2. Nếu mẹ bầu tiếp xúc với người khác bị bệnh tay chân miệng, phải làm gì?

Phụ nữ mang thai nên rửa tay sau mỗi lần tiếp xúc. Nếu tiếp xúc với trẻ bị nhiễm bệnh tay chân miệng, bị chảy nước mũi và ho nặng thì nên đeo khẩu trang phẫu thuật khi đến gần.

Không chích mụn nước ở người bệnh vì có thể lây lan.

Không dùng chung bàn chải đánh răng vì nước bọt có chứa virus.

2.1 Cách phụ nữ có thai phòng tránh lây nhiễm tay chân miệng

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy. Nếu đang phải chăm sóc con nhỏ, lưu ý rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho con ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho con.

Vệ sinh cá nhân hằng ngày thật kỹ lưỡng.

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; dụng cụ ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm, tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày;

Cần thường xuyên đến bác sĩ theo dõi thai kỳ tại bệnh viện chuyên khoa phụ sản. 

Nếu nhận thấy các bất thường về sức khỏe, cần được bác sĩ tư vấn ngay.

>>>> Vừa khỏi bệnh tay chân miệng lại nổi mụn nước, có phải bệnh tái phát?

>>>> Đi bơi trong mùa dịch tay chân miệng-trẻ em cần chú ý

>>>> Trẻ bị tay chân miệng có cần tránh gió và nước ?

>>>> Người lớn có thể tử vong nếu bị lây tay chân miệng ?

Bình luận