Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và cách khắc phục hiệu quả

Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ và cũng là mối bận tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Liệu các ông bố bà mẹ đã biết vì sao trẻ biếng ăn để mà có cách khắc phục chưa?

Nếu chưa biết rõ những nguyên nhân cũng như cách xử lý khi trẻ biếng ăn thì các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu ngay những chia sẻ của Tiến sĩ, bác sĩ Cam Ngọc Phượng trong chương trình Con khỏe mẹ vui, phát trên VOH Radio – Đài tiếng nói nhân dân TPHCM.

Biếng ăn là gì?

Bác sĩ Cam Ngọc Phượng cho biết, biếng ăn là tình trạng trẻ ăn ít hơn bình thường, thường xuyên ngậm thức ăn lâu trong miệng mà không nhai nuốt. Tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ khiến bé không tăng cân trong nhiều tháng liên tục.

Các bậc cha mẹ cũng cần phân biệt giữa biếng ăn và kén ăn. Kén ăn chỉ là tình trạng bé không thích ăn một số món đặc biệt nào đó mà không hợp với khẩu vị của bé, những thức ăn khác thì bé vẫn ăn được bình thường.

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Theo bác sĩ Phượng, thông thường trẻ biếng ăn do những nguyên nhân sau đây:

nguyen-nhan-khien-tre-bieng-an-va-cach-khac-phuc-hieu-qua-voh-1

Ép buộc và la mắng trẻ khi ăn là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn (Nguồn: Internet)

Do yếu tố tâm lý

  • Do cha mẹ quá bận rộn không có nhiều thời gian để chăm chút cho các món ăn hàng ngày của bé, khiến chế độ ăn của bé không được da dạng. Từ đó, bé có cảm giác chán ăn và lâu dân bé sẽ bị biếng ăn.
  • Do bé có tâm lý sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn. Điều này xuất phát từ người mẹ hoặc người cho bé ăn, thường xuyên la mắng bé, bắt bé phải ăn hết phần thức ăn đã chuẩn bị khiến bé có tâm lý sợ hãi và không ăn được nhiều.
  • Trẻ đến giai đoạn đi mẫu giáo, việc thay đổi môi trường sinh hoạt và ăn uống cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn nếu không thích nghi được với môi trường mới.

Bác sĩ Phượng cũng cho biết, khi trẻ càng sợ hãi thì trẻ sẽ càng biếng ăn. Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý về yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.

Do bệnh lý

  • Bệnh cấp tính: Những bệnh cấp tính có thể khiến trẻ bị biếng ăn như sâu răng, nghẹt mũi, viêm tai giữa, đau tai, trẻ đang mọc răng. Ngoài ra, các bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón làm rối loạn nhu động ruột cũng khiến trẻ biếng ăn.
  • Bệnh mãn tính: Tim bẩm sinh, suy tuyến giáp, rối loạn nội tiết sẽ khiến trẻ ăn không ngon miệng và dẫn đến tình trạng biếng ăn.

Ngoài ra, cho trẻ dùng quá nhiều thuốc kháng sinh hay trẻ bị dị ứng với sữa cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn.

Những ảnh hưởng của tình trạng biếng ăn ở trẻ

Nếu trẻ biếng ăn kéo dài thì trẻ có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe sau đây:

  • Trẻ không tăng cân trong mấy tháng liên tục.
  • Trẻ thiếu vitamin A, C, D và các dưỡng chất cần thiết khác.
  • Trẻ phát triển kém về chiều cao.
  • Biếng ăn làm ảnh hưởng hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của trẻ suy yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng.
  • Gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Khả năng học hỏi, giao tiếp khi đi học của trẻ kém.

Do đó, các mẹ chớ xem thường tình trạng biếng ăn của trẻ mà cần có những biện pháp khắc phục ngay.

nguyen-nhan-khien-tre-bieng-an-va-cach-khac-phuc-hieu-qua-voh-2

Làm thế nào để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ? (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ

Theo bác sĩ Cam Ngọc Phượng, để khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ cần xác định được nguyên nhân cụ thể.

  • Đối với những nguyên nhân bệnh lý: Các mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám, tìm ra bệnh và điều trị đúng cách. Sau khi hết bệnh bé sẽ ăn uống bình thường trở lại.
  • Đối với nguyên nhân do yếu tố tâm lý: Các mẹ cần thường xuyên thay đổi các loại thức ăn cho trẻ, đa dạng các món ăn để trẻ ăn ngon miệng hơn. Đồng thời nên xen kẽ thêm các món mới để trẻ thích thú hơn khi đến giờ ăn. Ngoài ra, các mẹ tuyệt đối không ép trẻ phải ăn quá nhiều để tránh tạo ra tâm lý sợ hãi cho trẻ.

Lời khuyên: Bác sĩ Phượng khuyên các bậc cha mẹ nên tẩy giun cho trẻ 6 tháng/lần, sử dụng thêm các loại thuốc bổ hoặc men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ.

Để nghe toàn bộ chia sẻ của bác sĩ Cam Ngọc Phượng về tình trạng trẻ biếng ăn thì bạn có thể nhấp vào audio bên dưới:

“Phòng ngừa táo bón, giúp bé hấp thu khỏe, bé thông minh”:  Khi hệ tiêu hóa bé còn “non”, bé rất dễ bị táo bón. Táo bón nếu kéo dài ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện của bé. 
Bố mẹ đừng chủ quan khi trẻ sơ sinh ngáy ngủ: Trẻ sơ sinh ngáy ngủ một phần là do hiện tượng sinh lý cơ bản nhưng phần lớn là đang phản ánh sức khỏe của bé bị ảnh hưởng và rất đáng lo ngại.
Trẻ uống nhầm thuốc khi ở trường, làm sao để phòng tránh?: Để trẻ uống thuốc đúng cữ, không ít bậc cha mẹ đã đưa thuốc cho trẻ mang đến trường tự uống. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ uống nhầm thuốc.
Bình luận